Home / Văn Mẫu Lớp 12 / Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập

Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập

Đề bài: Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập

Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập

Bài làm:

Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh –  nhà cách mạng yêu nước, một người con ưu tú của dân tộc đồng thời cũng là 1 tác gia lỗi lạc trên văn đàn Việt Nam. Ở mỗi thể loại văn học từ chính luận, truyện, kí cho đến thơ ca, bác đều gặt hái đc nhiều thành công.
  • Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” được sáng tác năm 1945 được đánh giá là áng văn chính luận mẫu mực sánh ngang với những “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Nêu giá trị nội dung, giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

II. Thân bài

  1. Phân tích cấu trúc của bản Tuyên ngôn độc lập:

Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được trình bày khoa học, lập luận chặt chẽ và logic với 3 vấn đề chính:

Loading...
  • Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn  dựa vào quyền con người, quyền dân tộc, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…
  • Cơ sở thực tiến lấy dẫn chứng vạch trần tội ác, sự xảo trá của thực dân Pháp.
  • Kết bài là lời tuyên bố độc lập: khẳng định chủ quyền của Việt Nam trước thế giới. Đồng thời bày tỏ ý chĩ quyết tâm giữ vững nền độc lập ấy.
  1. Lập luận chứng minh cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
  • Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời lẽ trong 2 bản tuyên ngôn của mĩ và Pháp để khẳn định con người sinh ra cần có quyền tự do, bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
  • Tác giả dùng lý lẽ thuyết phục của 2 bản tuyên ngôn trên để dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” đánh vào bộ mặt giả dối của Pháp và ngăn chặn bọn đế quốc đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta.
  • Đưa bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sáng ngang với 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
  • Sử dụng phương pháp suy luận trực tiếp, “suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người, độc lập của mỗi dân tộc. “Đây chính là những chân lí không thể chối cãi được.
  1. Lập luận chứng minh cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập
  • Hồ Chí Minh đã dùng lập luận để bác bỏ những luận điểm xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” tại Việt Nam.
  • Dẫn chứng những chính sách dã man về văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục…
  • Pháp đã 2 lần bán nước ta vào tay Nhật (1940,1945) đã khiến cho hơn 2 triệu đồng bào của Việt Nam chết trong nạn đói năm 1945.
  • Tác giả cũng vạch trần tội ác của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định lại giá trị của cuộc đấu tranh chính nghĩa toàn dân tộc. Kết quả đã đập tan xiềng xích của 3 chế độ trói buộc nhân dân ta mang lại nền độc lập tự do, muôn năm.
  • Nghệ thuật lập luận logic và hợp lý, dẫn chứng thuyết phục, lời lẽ giàu biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản Tuyên Ngôn.
  1. Lời kết của bản tuyên ngôn độc lập
  • Tác giả đã khẳng định việc giành được quyền độc lập tự do cho dân tộc là thiết yếu. “ dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do.
  • Tuyên bố 1 lần nữa với thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do…” Từ đó thể hiện tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập, dân chủ và tự do của các dân tộc khác.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của tác phẩm là áng văn chính luận chuẩn mực. Với lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực và gần gũi với con gái giàu tính biểu cảm.
  • Đánh giá về mặt nội dung thì tác phẩm có tác dụng nêu cao tinh thần yêu nước chỗng xâm lược và đầy lòng tự tôn dân tộc.

Bản tuyên ngôn độc lập đã thể hiện được sự nhạy bén, tư duy mạch lạc có tầm văn hóa sâu rộng. Nghệ thuật lập luận chuẩn xác, lời văn đanh thép hùng hồn giúp khơi dậy niềm tự do, tự hào của dân tộc.

XEM THÊM >>>> Dàn ý phân tích tác phẩm tuyên ngôn độc lập

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *