Home / Văn Mẫu Lớp 12 / Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội

Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội

Đề bài: Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội

Bài làm

Nguyễn Khải là một trong những cây bút nổi tiếng với biệt tài truyện ngắn. Trong những sáng tác của ông, “Một người Hà Nội” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất. Truyện được viết khi miền Bắc thống nhất và đang trong quá trình xây dựng đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong thời buổi khó khăn ấy, một người phụ nữ Hà Nội vẫn giữ cho mình những nét phẩm chất của người Hà Nội nói riêng và của người phụ nữ thức thời nói chung, đó là nhân vật cô Hiền.

Truyện ngắn “Một người Hà Nội xoay quanh nhân vật trung tâm là cô Hiền, một người gốc Hà Nội. Nhân vật cô Hiền có một ngoại hình khá đẹp. Dù cô không còn trẻ nữa nhưng trông cô chẳng ai bảo già. Hơn thế nữa mặt cô rất giống những người tư sản mặc dù cô chẳng bao giờ bóc lột ai hay lấy không của ai cái gì. Ngày còn trẻ, cô được bố mẹ mở cho một phòng trà để tiếp khách văn chương, cô rất hoạt bát và nhanh nhẹn. Đến khi lấy chồng cô Hiền vẫn luôn tỏ ra là một người hiểu biết và có tầm nhìn xa trông rộng.

Trong tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Khải đã phát hiện ra vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua những biến động, thăng trầm của đất nước, mà cụ thể là xã hội Việt Nam những năm giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong bối cảnh xây dựng xã hội mới ấy, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực. Nhân vật cô Hiền được nhà văn Nguyễn Khải xây dựng trong bối cảnh đầy biến động, đổi thay đó, nhưng những tác động khách quan không hề làm thế giới nội tâm cũng như con người của cô bị tác động, ngược lại người đàn bà ấy vẫn hiện lên với bao phẩm chất, tính cách đáng quý, đặc trưng cho nếp sống, tính cách của con người Hà Nội.

Cô Hiền là một người  phụ nữ thức thời bởi vì nhiều cái cô rất thực tế, cô có hai nhà thì một nhà để ở. Chồng cô đòi mua máy in thì cô hỏi ông có đứng may được không. Ông chồng lại đành thôi. Như vậy không phải vì cô tiếc tiền hay hống dịch mà là khi đang khó khăn cô biết nên dành tiền cho việc gì và không dùng cho việc gì.

Loading...

Cô Hiền là người đề cao những nguyên tắc, những chuẩn mực về đạo đức, và sự coi trọng, đề cao đó thể hiện ra ngay trong cách dạy dỗ của cô với những đứa nhỏ, khi chúng ngồi vào bàn ăn thì cô sửa cho từ cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh và cả cách nói chuyện trong bàn ăn. Và cô cũng rặn lũ nhỏ “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Cô Hiền tuy không phải là người sống quá nguyên tắc, gia giáo nhưng những truyền thống lâu đời của người Hà Nội thì cô cũng nghiêm khắc dạy dỗ, vì đó là nét đẹp văn hóa song đồng thời cũng là phép tắc, cách ứng xử cơ bản của con người, mà theo cô dạy để chúng biết tự trọng, biết ý thức về bản thân để sau này có thể trở thành người có ích “…Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy…”

Cô Hiền còn biết dạy con mình thành một người có trách nhiệm với tổ quốc và một người trưởng thành. Cô khuyên con của cô đi tòng quân vào miền Nam đánh giặc, có người thân ai mà chẳng sợ mất đi họ nhưng vì tổ quốc cần vì miền Nam ruột thịt cô khích lệ con mình nên đi. Như vậy không phải cô đẩy con mình vào chỗ chết mà cô đang dạy con mình yêu nước thương dân, dạy con mình biết vì người khác. Đó chẳng phải là một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam hay sao, một người mẹ hay sao. Cô còn là một người chuẩn Hà Nội không pha trộn, có những cái mới du nhập vào nhưng cô thì vẫn vậy vẫn giữ y nguyên cái phẩm chất và tính cách của người Hà Nội.

Với nhân vật cô Hiền, tác giả đã làm nổi bật lên những phẩm chất đáng quý ở cô. Một con người ngay thẳng, không sống giả dối, vụ lợi, đúng chuẩn của người Hà Nội. Một người công dân có trách nhiệm, một người mẹ thương con, biết cách dạy dỗ, biết làm việc để lo cho gia đình nhỏ bé của mình. Giọng điệu trần thuật tự nhiên và nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình của Nguyễn Khải đã giúp cho tác phẩm tiến gần với bạn đọc hơn.

XEM THÊM >>>> Vẻ đẹp của nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội

XEM THÊM >>>> Cảm nhận về tác phẩm Một người Hà Nội

XEM THÊM >>>> Nội dung và nghệ thuật của bài Một người Hà Nội

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *