Home / Những Bài Văn Hay / Bình giảng bài thơ tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

Bình giảng bài thơ tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Bình giảng bài thơ tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

Bình giảng bài thơ tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

Bài làm

Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một người hiếu học, đỗ đạt cao rồi ra làm quan. Ông đã để lại một kho tàng các tác phẩm nổi tiếng, trong số các tác phẩm của ông, bài thơ “tiến sĩ giấy” vừa mang âm hưởng trào phúng lại mang sự hài hước dí dỏm dễ đi vào lòng người.

Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, được biết đến với nhiều ý nghĩa khác nhau. Mặc dù chỉ là cách nói ẩn dụ nhẹ nhàng nhưng hiện thực của một giai đoạn xã hội, một thực trang đang tràn lan, ngay cả thời kì này vẫn tồn tại.

Bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến lấy cảm hứng từ lối chơi đèn kéo quân trong dịp tết trung thu. Hoạt cảnh ông nghè vinh quy mô tả người đỗ tiến sĩ, trên người có đủ áo mũ, cân đai, được ngồi kiệu rước về làng. Thơ được xây dựng với ý tưởng châm biếm ông tiến sĩ được làm bằng giấy, bề ngoài oai phong, bảnh chọe nhưng trước sau cũng chỉ là “tiến sĩ giấy”.

Ngay từ nhan đề bài thơ: “Tiến sĩ giấy” đã thể hiện rõ nét sắc thái trào phúng, giễu nhại của tác giả. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu đề Nguyễn Khuyến viết: 

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Hình ảnh con người vẫn chưa xuất hiện, mới chỉ có sự phô trương hào nhoáng bề ngoài với đủ cờ biến, cân đai. Từ “cũng” lặp đi lặp lại 4 lần càng làm tăng lên giá trị mỉa mai, giễu cợt. Cũng đủ đấy, cũng có đấy, cũng chẳng kém ai nhưng sao ta lại cứ thấy không phải, không giống, cứ như là đang đi học đòi, bắt chước người ta, như thể đang diễn tuồng!. Vâng, ông nào có kém ai về phần hình thức bề ngoài, nhưng còn nội dung bản chất bên trong thì sao đây? Có phải cũng đủ, cũng chẳng kém ai không?

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

Hai câu ở phần thực hướng đến xác định bản chất nhân vật, vừa có tả thực theo nghĩa đen vừa có ý tứ theo nghĩa bóng. Dù là “thân giáp bảng” đỗ đầu hay “mặt văn khôi”  tức nhất làng văn thì vẻ ngoài ấy cũng chỉ là đặc điểm để nhận diện, xác định uy danh con người tiến sĩ. Xét về bản chất, bậc tiến sĩ kia được cấu tạo chỉ bằng những thứ tầm thường. Cụ thể chỉ là do “mảnh giấy làm nên”, “nét son điểm mặt”.  Theo nghĩa đen, hình dạng ông tiến sĩ này thực chất được cắt dán bằng giấy, được tô điểm bằng nét mực son. Còn nếu theo nghĩa bóng, nhà thơ ngụ ý nêu lên một thực trạng không thống nhất nguồn gốc với kết quả, giữa hiện tượng với bản chất. Cái hay của thơ Nguyễn Khuyến trong hai câu này ở chỗ ông sử dụng rất đắt, rất đúng và trúng những từ “mảnh giấy”, “nét son”, “thân giáp bảng”, “mặt văn khôi”. Đây đều là những thứ liên quan đến khoa cử, cũng chính là những thứ dùng để tạo lập nên chân dung ông tiến sĩ kia theo nghĩa đen.

Loading...

Không còn chọn cách nói bóng gió nữa, tác giả đi sâu vào đáng giá bên trong xem tiến si giấy có những gì:

“Tấm thân xiêm sao sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời”.

“nhẹ” bởi được làm bằng “mảnh giấy”, “nét son”.  Ấy vậy mà lại được người đời coi trọng gọi bằng danh tiến sĩ, bởi thế mới “hời”. Nguyễn Khuyến tiếp tục chỉ ra sự lệch pha giữa chất và lượng, giữa thực chất “giá khoa danh” và món “hời” của một thứ hàng không cùng giá trị, không cùng thước đo, thang bậc.Việc sử dụng các từ ngay ở đầu mỗi câu thơ nhằm định vị tính chủ thể “tấm thân”, “cái giá” càng tô đậm thêm cảm sắc của tác giả. Sự mỉa mai, châm biếm nghe hài hước nhưng mới chua cay làm sao. Đặc biệt ở 2 câu kết, chất châm biếm mới càng rõ rệt:

Ghế trẻo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

Nếu vẻ ngoài của ông tiến sĩ giấy thật oai phong, bảnh bao với “cờ biển”, “cân đai” thì đến đây, cái vẻ ngoài oai phong ấy càng thêm bảnh chọe với “ghế trẻo”, “lọng xanh” . Đây đều là những thứ quý giá, cao sang, càng góp phần tô điểm cho cái danh “ông nghè chẳng kém ai” của ông tiến sĩ. Đặc biệt, ở hai câu cuối này, bản chất con người ông tiến sĩ được bộc lộ một cách rõ ràng, đó là con người bảnh chọe, ra dáng “ta đây” uy nghi, sang trọng, vênh vang.

Chủ đề giễu nhại của Nguyễn Khuyến gắn liền với thời kì suy vong của chế độ khoa cử phong kiến giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Ở thời ấy, biết bao nhiêu là tiến sĩ làm bằng giấy. Đó là kiểu nhân vật phân thân, không đồng nhất giữa cái mã bề ngoài và bản chất, giữa vẻ diêm dúa hình thức và cốt lõi nội dung, giữa những giá trị đang qua đi và sự vô vị, vô nghĩa, hỗn tạp đang ngự trị đời sống thực tại.

Với ngôn từ, hình ảnh tạo ra nụ cười mỉa mai đối với một bộ phận trong xã hội phong kiến. Bài thơ đã đưa người đọc tự nhìn ra được những vấn đề nhức nhối trong xã hội một cách sâu sắc.

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Thu ẩm

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Thu điếu

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ Nhớ cảnh Hàm Rồng của Tản Đà

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *