Home / Những Bài Văn Hay / Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Đề bài: Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Bài làm:

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, ông được mệnh danh là ngôi sao sáng bởi lẽ ông có một tài năng rất suất sắc trong nghệ thuật sáng tác của mình. Đọc thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ta không chỉ thấy tiếng nói thiết tha của người rất mực thương dân yêu nước, mà còn phản ánh một tinh thần bất khuất hiên ngang, sẵn sàng sống chết với quân thù. Nổi bật lên đó là bài thơ “Xúc cảnh” để lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc.

“Xúc cảnh” là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú mang vẻ đẹp toàn bích, cổ kính và trang nghiêm. Qua một hệ thống tượng trưng với những ẩn dụ, nhà thơ mù Gia Định đã bày tỏ một cách cảm động nỗi đau và nỗi mong phục quốc.

Hai câu đề là nỗi chờ mong:

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông

Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?

Tác giả đang mong ngóng một điều gì đó sẽ đến, ẩn dụ mượn hoa cỏ đang chờ những luồng gió đông để nói rằng tâm tư của ông là đang ngóng trông những điều kì lạ sẽ đến với đất nước của mình, ông mong muốn đất nước có một cuộc sống yên bình, nhân dân có một cuộc sống bình an, có đầy đủ cơm ăn áo mặc, nhân dân không phải sống trong cảnh bị áp bức bóc lột nữa. Chúa xuân, chúa của muôn loài có thấy nỗi chờ mong ấy? Câu hỏi tu từ diễn tả nỗi khắc khoải ngóng trông, có ít nhiều trách móc, vì ngóng mãi trông hoài rồi. Chúa xuân là ai, ở đâu và có hay không? Chúa xuân được nói rõ ở câu 7, ấy là Thánh đế, trong tâm hồn nhà thơ là một ông vua lí tưởng, ra tay dẹp loạn, cứu nước yên dân.

Hai câu thơ đầu, thể hiện cái băn khoăn, thao thức như đợi chờ một cái gì và đưa ra một hình ảnh ẩn dụ: Hoa cỏ trong mùa đông bị giá lạnh héo tàn chỉ mong có gió đông, tức gió xuân thổi từ phương đông về cho ấm áp để tươi xanh lại.

Mây giăng ải bắc trông tin nhạn

Ngày xế non nam bặt tiếng hồng

Bờ cõi xưa đà chia đất khác

Nắng sương nay há đội trời chung!

Ải Bắc thì “mây giăng mù mịt”. Trông mãi trông hoài tin nhạn, một đạo hùng binh từ ải Bắc kéo vào. Nhưng ở non Nam, chờ đợi mãi, bao tháng ngày đã trôi qua, ngày đã “xế”, trong cảnh hoàng hôn vẫn “bặt tiếng hồng”. Ải Bắc và non Nam là hai miền đất nước, là xứ sở quê hương. Nhạn và hồng (ngỗng trời), trong thơ văn cổ, là loài chim đưa tin, là biểu tượng cho tin tức. “Trông tin nhạn” với “bặt tiếng hồng” đối nhau làm nổi bật sự ngóng và trông đến tuyệt vọng. Đó là nỗi lòng của đồng bào Lục tỉnh và thảm cảnh của đất nước ta trước và sau năm 1884.

Loading...

“Bờ cõi xưa” là Tổ quốc ngàn đời “dù chia đất khác” đã bị quân thù giày xéo, đã bị triều đình cắt cho giặc Pháp ba tỉnh miền Đông, rồi cắt nốt ba tỉnh miền Tây, dâng nộp cho chúng. “Nắng sương” là ngày, đêm. “Há”, tiếng cổ, nghĩa là quyết không thể. “Há đội trời chung” là quyết không đội trời chung với giặc Pháp. Cũng là cách nói truyền thống biểu lộ một tinh thần quyết tử trong thơ văn cổ.

Ở bài thơ này tác giả đã mượn cảnh để nói về những tâm sự thời thế của mình, sự mong đợi, và những sự chông chờ có chút mong manh, nhưng với ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước của mình ông vẫn viết lên những tác phẩm hay và đậm chất nhân đạo để phê phán và tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù, tội ác đó phải bị trừng trị. Sự căm thù không đội trời chung của Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được lòng yêu nước của ông đối vơi dân tộc của mình.

Chừng nào Thánh đế ân soi thấu

Một trận mưa nhuần rửa núi sông

“Thánh đế” tức là hỏi vua. Đằng sau câu hỏi là một lời trách nhà vua chưa “soi thấu”, chưa hết lòng vì nước vì dân. Vua đã phản bội đầu hàng rồi, còn đâu “Thánh đế” nữa? Đó là một hạn chế của thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho khó lòng vượt qua. “một trận mưa nhuần”, trận mưa ấy “rửa núi sông”, rửa sạch hận thù, rửa sạch nỗi đau, nỗi nhục mất nước. Đất nước trở lại thanh bình, hoa cỏ được hồi sinh, nhân dân được sống trong yên vui hạnh phúc là mơ ước của ông.

Tác giả mượn cảnh để nói về những suy tư và trăn trở của mình, vận mệnh của đất nước đang an nguy nhưng để giữ lại thanh danh trong sạch tác giả đã lui về ở ẩn nhưng tấm lòng yêu thương dân chúng và lo cho đất nước cũng không nguôi ngoai. Bài thơ Xúc Cảnh đã thể hiện những tâm sự thời thế của ông trong vận mệnh của đất nước.

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Thu ẩm

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Thu điếu

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *