Home / Những Bài Văn Hay / Cách xây dựng nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Cách xây dựng nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Đề bài: Cách xây dựng nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Cách xây dựng nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Bài làm

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm có giá trị, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” tác phẩm đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị, một cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, bị áp bức bóc lột, xong lại có một sức sống mãnh liệt.

Mị Là một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay, nhiều chàng trai để ý. Tuy nhiên, hạnh phúc tuổi xuân không đến với Mị. Mẹ mất, nhà nghèo bố Mị đã già. Món nợ truyền kiếp, mỗi năm phải đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô đã trở thành sợi dây oan nghiệt đối với Mị. Mị đã bị A Sử (con trai thống lí Pá Tra) “cướp được” đem về cúng trình ma. Bố Mị chỉ còn biết cất lời than trong nước mắt: Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thế nào khác được rồi”. Với Mị, kiếp con dâu gạt nợ là một nỗi đau, một sự tủi nhục, khi mới về làm dâu, đêm nào Mị cũng khóc, tự thương cho số phận mình, Mị phải chết, Mị phải tự tử bằng lá ngón hái được ở trong rừng để kết thúc cuộc đời khổ cực, cuộc đời nô lệ của mình. Nhưng, Mị muốn chết mà không chết được, bố Mị đã già yếu, nghĩ đến bố, thương bố, Mị vứt nắm lá ngón trên tay, tiếp tục cuộc sống kiếp trâu ngựa.

Ở nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bị hành hạ về thể xác, bị đầu độc về tinh thần, rơi vào tình trạng mê muội đến thê thảm. Mang danh là con dâu nhà giàu nhưng Mị bị bóc lột hết sức tàn nhẫn, vì trong gia đình này Mị không được xem là một con người. Mị làm việc không nghỉ ngơi: “con trâu, con ngựa làm có lúc có đêm nó còn được đứng gãi chân nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào công việc cả đêm lẫn ngày”. Sức lao động của những kẻ tôi tớ ở nhà thống lí Pá Tra đã bị vắt kiệt. Nơi Mị ở là một cái buồng kín mít như cái chuồng nhốt thú, chỉ có một lỗ vuông bằng bàn tay trông ra… Có lúc Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra “đến bao giờ chết thì thôi”. Nhan sắc, tuổi xuân của Mị bị tước đoạt, bị giày xéo, bị chà đạp. Mị bị bóc lột tàn nhẫn, phải làm quần quật quanh năm.

Khi tết đến, những cuộc vui chơi của trai gái, trẻ con như đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy múa diễn ra náo nhiệt trên sân trước nhà. Và tiếng sáo tiếng khèn “rủ bạn đi chơi” làm cho Mị “thiết tha bổi hổi”. Mị nhẩm theo tiếng hát, tiếng sáo vọng lại:

… “Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu”…

Loading...

Mị uống rượu, Mị nhớ lại thời con gái, khát khao được sống trong tình yêu hạnh phúc. Mị lúc tỉnh lúc mơ, muốn được đi chơi. Mị đã bị A Sử trói vào cột buồng bằng cả một thúng sợi đay, làm cho Mị “không cúi, không nghiêng đầu được nữa”. Mặc dù lúc mê, lúc tỉnh, lúc khắp người “bị dây trói thít lại, đau nhức”, nhưng Mị vẫn “nồng nàn tha thiết nhớ’, “vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Điều đó cho thấy, Mị được thức tỉnh về tình yêu, về hạnh phúc, lòng khao khát của Mị rất mãnh liệt.

Mị và A Phủ “gặp nhau” tại nhà thống lí. Một người là con dâu gạt nợ, một người vì tội đánh con quan mà trở thành người “vay nợ, ở nợ”. Cả hai đều là con trâu, con ngựa của nhà thống lí. Mị đã bị A Sử trói đứng suốt đêm bằng một thúng sợi đay. A Phủ vì tội để hổ bắt mất một con bò mà bị Pá Tra trói vào cọc bằng một cuộn mây, “trói cho đến chết”. A Phủ bị trói đã mấy ngày đêm. Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ “mở mắt”, thấy ngọn lửa sưởi bùng lên, A Phủ “trừng mắt”.Mị nhìn sang, rồi “thản nhiên” thổi lửa, hơ tay. Cho dù “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.Tâm hồn Mị đã heo hắt, đã tàn lụi và tê dại đi đến cùng cực, thật đáng sợ. Nhưng khi thấy giọt nước mắt của A Phủ đã khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ. Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa. Bất bình trước tội ác của cha con nhà Thống lí, Mị đã cắt dây đay cởi trói cho A Phủ, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát để vượt ra khỏi địa ngục trần gian, và để giải thoát chính mình.

Qua việc phân tích hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã cho chúng ta thấy được cuộc sống của những người dân nghèo miền núi Tây Bắc, qua đó lên án sự áp bức, bóc lột của những kẻ thống trị thời bấy giờ. Nhân vật Mị đã góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ”.

XEM THÊM >>>> Kể lại truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

XEM THÊM >>>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

XEM THÊM >>>> Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

XEM THÊM >>>> Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *