Home / Những Bài Văn Hay / Cảm nhận truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Cảm nhận truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Đề bài: Cảm nhận truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Cảm nhận truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
Cảm nhận truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Bài làm:

Truyện ngắn Thuốc là một trong những tác phẩm điển hình trong việc phơi bày những điều xấu xa của xã hội Trung Quốc đương thời. Đây cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Lỗ Tấn.

Truyện xoay quanh gia đình vợ chồng lão Hoa bán nước. Hai người có người con trai độc đinh nhưng lại mắc bệnh lo lao, một trong “tứ chứng nan y” thời đó. Trong xã hội bấy giờ truyền nhau câu chuyện sử dụng bánh bao thấm máu của tử tù bị chém đầu sẽ chữa được chứng nan y đó. Chính vì vậy vợ chồng lão Hoa mới đem số tiền tích góp ra pháp trường tìm mua nó. Người con trai sau khi ăn bánh bao tẩm máu của tử tù Hạ Du – Một người làm cách mạng kiên cường, dũng cảm –  thì vẫn không tránh khỏi cái chết. Mộ của người con trai đó vô tình được chôn gần mộ Hạ Du dẫn tới cảnh hai bà mẹ đi viếng thăm mộ vào tiết Thanh minh.

Trước hết, nhân vật Hạ Du đem lại cho người đọc nhiều sự xót xa, thương cảm. Chính tác giả Lỗ Tấn cũng bày tỏ sự thành kính với một người làm cách mạng kiên cường nhưng chịu kết cục bi thảm. Hạ Du là một thanh niên giác ngộ cách mạng, hi sinh cho đất nước nhưng không ai hiểu anh, hiểu được việc làm đúng đắn của anh. Chính người thân của anh còn đi tố cáo để bắt anh kiếm tiền thưởng và tránh liên luỵ cho gia đình. Đó là sự chua xót, đau đớn đến nhường nào khi anh gặp phải. Hạ Du dù ở trong tù vẫn miệt mài làm cách mạng, vẫn tuyên truyền chống nhà Mãn Thanh mà không hề sợ hãi. Anh cũng như những người chiến sĩ cách mạng trước cách mạng Tân Hợi đã góp phần không nhỏ vào việc lật đổ chế độ phong kiến sau này nhưng máu anh đã đổ xuống một cách vô nghĩa.

Loading...

Trước pháp trường, đám đông đổ xô nhau giành giật thứ thuốc họ xem là thần thánh chứ không chỉ có lão Hoa. Thế mới thấy lúc bấy giờ, một bộ phận không nhỏ dân chúng đã bị mê muội, không thể cứu chữa. Họ coi thứ thuốc đó là niềm tin, là thứ ánh sáng có thể chiếu sáng tương lai mịt mờ. Cảnh chế biến và ăn thuốc được Lỗ Tấn miêu tả như một nghi thức hành lễ, đầy sự nghiêm trang, kính cẩn của vợ chồng lão Hoa: “Lão Hoa vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm cái gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu, dúi vào bếp. Ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà”. Cậu con trai Thuyên khi cầm chiếc bánh đen thui trên tay như cầm cả sinh mệnh mình. Khi cậu ăn ai cũng nhìn vào cậu. Mẹ Hoa còn tự nhắc đi nhắc lại rằng sẽ khỏi thôi, đó như sự hi vọng, khẳng định niềm tin vào phương thuốc đặc biệt này. Đồng thời đó cũng là lời tự an ủi bản thân. Có thể thấy đó là sự u mê, lạc hậu đến cùng cực của người dân bấy giờ.

Phương thuốc đặc biệt chữa được bệnh nan y trong tác phẩm Thuốc chính là một thứ đại diện cho cái phản khoa học. Nó không những không chữa được bệnh mà còn khiến Thuyên chết sớm sơn. Lỗ Tấn đã chỉ ra điều đó đồng thời còn đưa ra một “căn bệnh” khác cũng đang cần tìm ra phương pháp chữa đó chính là sự u mê, lạc hậu của phần đông dân chúng Trung Hoa bấy giờ. Vợ chồng lão Hoa vì thiếu hiểu biết nên tin vào thứ “thuốc” đó và ngay cả những người khách ở quán trà cũng vậy. Họ không ngờ rằng nó là thuốc nhưng mà là thứ thuốc độc làm chết Thuyên, làm chết Hạ Du và giết chết cả tinh thần của người dân. Bên cạnh sự lạc hậu về tinh thần, tác giả đã lên án cả về đường lối cách mạng. Cách mạng Trung Quốc đang trong thời kì tìm đường và chưa tìm được con đường đúng đắn đã dẫn tới những điều đáng tiếc như cái chết của Hạ Du. Dù cho Hạ Du là người yêu nước, nhà cách mạng nhưng chẳng ai hiểu và biết điều đó.

Qua tác phẩm Thuốc, Lỗ Tấn đã phơi bày thực trạng u tối của xã hội Trung Quốc đương thời. Ông đã chỉ ra cái sai của con đường cách mạng, sự xa rời quần chúng. Đồng thời chỉ ra việc gấp rút đó là cần tìm ra con đường đúng đắn, tìm ra “phương thuốc” có thể chữa lành “căn bệnh tinh thần” của phần đông dân chúng bấy giờ.

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *