Home / Những Bài Văn Hay / Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Đề bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.

Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Bài làm:

Xưa nay người ta vẫn khâm phục và dành sự nể trọng với những người “tài đức vẹn toàn”. Hai yếu tố này hợp thành tạo nên sự hoàn hảo trong nhân cách con người. Cũng chung quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Trong câu nói của Bác, “tài” là chỉ tài năng, năng lực nổi bật, xuất sắc trong một lĩnh vực hay công việc nào đó. Còn “đức” được hiểu là phẩm chất, đạo đức, giá trị của con người được thể hiện qua tính cách, hành động. Người có đức là người làm việc có trách nhiệm, có lương tâm, vì lợi ích của mọi người, biết tôn trọng và bảo vệ các nguyên tắc. Bác cũng đề cập đến “người vô dụng” chỉ người thừa thãi, vô giá trị trong công việc. Như vậy, câu nói tuy ngắn ngọn của Bác nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, đề cập đến vai trò quan trọng và tác động qua lại của tài và đức trong cuộc sống con người.

Vậy vì sao “Có tài mà không có đức là người vô dụng”? Thật vậy, bởi lẽ đức giúp con người biết phân biệt đúng – sai, tốt – xấu, hay – dở, giúp con người tránh điều ác để phấn đấu hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ cao đẹp. Hơn nữa, đức còn chi phối hoạt động và quan hệ của con người khiến con người hành động không chỉ vụ lợi bản thân mà còn vì người khác, vì cộng đồng xung quanh. Chỉ khi con người có đạo đức thì những nỗ lực phấn đấu mới thật sự có giá trị và đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội. Bất cứ một công việc hay ngành nghề nào trong cuộc sống đều đòi hỏi chữ “đức” song hành cùng kiến thức và kỹ năng. Một giáo viên không chỉ truyền dạy những bài học lý thuyết mà còn truyền đạo lý và lẽ sống làm người cho học trò. Một bác sĩ với chuyên môn giỏi chưa đủ, còn phải đòi hỏi rất nhiều đạo đức và lương tâm nghề nghiệp để mang lại sự sống cho vô vàn bệnh nhân. Một kỹ sư cầu đường, bên cạnh đầu óc phân tích sáng tạo tinh tường thì cần đạo đức để tránh những sai xót, gian lận trong quá trình thi công công trình. Thật nguy hiểm làm sao khi con người thiếu đi chữ “đức”, họ sẽ nhầm lẫm các giá trị, dẫn đến hành động sai lầm, mù quáng. Khi ấy, họ không những không đem lại lợi ích cho xã hội mà còn gây ra những tác hại tiêu cực đến cuộc sống, đấy chẳng phải là kẻ vô dụng hay sao?

Loading...

Ngược lại, tại sao “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”? Thực chất, có tài con người sẽ nhận biết tốt, nhanh nhạy nắm bắt chính xác tình hình tổng quan của công việc, từ đó xác định rõ mất chốt và đề ra phương án giải quyết thích hợp nhất. Người có tài sẽ làm việc một cách năng suất, đem lại hiệu quả cao và tạo ra nhiều lợi ích cho tập thể, xã hội. Nếu một người luôn tôn trọng chữ “đức” mà thiếu đi tài năng, kiến thức thì sẽ khó khăn trong việc tìm ra giải pháp, không nắm bắt được yêu cầu công việc và sẽ hoàn thành mục tiêu chậm chạp, thậm chí làm sai lệch.

Như vậy để thành công trong bất kì lĩnh vực gì, còn người cần có đủ hai yếu tố: tài năng và đạo đức. Tài và đức có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau làm nên con người hoàn thiện. Một ví dụ điển hình rất gần gũi với chúng ta chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác là người tài năng xuất chúng trên nhiều lĩnh vực, bôn ba bốn bể năm châu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Tuy tài giỏi là thế nhưng Bác luôn gần gũi với nhân dân, sống lối sống giản dị, làm Cha của muôn người. Bởi thế Hồ Chí Minh thật xứng đáng là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, là tấm gương đời đời cho mọi người học tập, noi theo.

Câu nói của Bác còn nguyên vẹn giá trị đúng đắn trong thời đại hiện nay. Cần coi trọng đức và tài, tuyệt đối tránh cách nhìn nhận, đánh giá cực đoan đề cao quá mức một trong hai yếu tố, bởi đó là cái nhìn lệch lạc, dẫn đến sự phát triển sai lầm của con người. Đối với học sinh, sinh viên, những thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước, cần rèn đức luyện tài ngay hôm nay để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển.

XEM THÊM >>>> Nghị luận về tính tự lập của giới trẻ hiện nay

XEM THÊM >>>> Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích

XEM THÊM >>>> Nghị luận về việc sử dụng ngôn ngữ chat

XEM THÊM >>>> Giọt nước chỉ hòa vào giữa biển cả mới không cạn mà thôi

XEM THÊM >>>> Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ hòa bình

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *