Đề bài: Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
Bài làm:
I. Mở bài
– Kim Lân (1920- 2007), là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân Việt Nam trước cách mạng
– Kim Lân có rất nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó Vợ Nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
II. Thân bài
1. Tình huống truyện
– Truyện ngắn Vợ nhặt miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam tong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
– Trong bối cảnh của nạn đói, Tràng, một người xấu trai, ngèo khổ, sống ở xóm ngụ cư, tính ngốc ngếch, vì nghèo mà không lấy được vợ. Nhưng trong cảnh nghèo đói năm 1945 anh ta dễ dàng “nhặt” được vợ.
2. Nhân vật Tràng
– Là một gã trai nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư. Anh âm thầm sống cùng mẹ già trong nếp nhà xiêu vẹo bên mảnh vườn rúm ró những đám cỏ dại. Anh thật thân thiện dễ mến nên được lũ trẻ con coi như người bạn. Đó cũng là chàng trai lao động khỏe khoắn yêu đời giữa cuộc sống đói nghèo lam lũ. Giữa ngày đói câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, mang cảm giác vui vui. Anh cũng thật hào phóng khi mời cô gái món quà quê.
– Trong cảnh nghèo đói, anh Tràng nhặt được vợ. Một tình huống tưởng chừng như một trò đùa nhưng nó lại là sự thật. Lúc đầu Tràng thây lo sợ, nhưng sau đó thì thấy phởn phơ, vui mừng, Tràng trở thành một con người hào phóng, quên đi hết những cay cực tăm tối trên đời.
– Trong hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn nhưng Tràng luôn khát khao về một cuộc sống hạnh phúc.
3. Nhân vật Thị
– Một người không tên tuổi chỉ được gọi là Thị, không quê quán, không họ hàng, xuất hiện giữa chợ tỉnh, phận gái giữa đường bèo bọt dẻ dúng chẳng có giá trị gì, giữa lúc đói khát đa đẩy Thị đến bờ vực của cái chết. Cái đói còn biến Thị trở thành kẻ liều lĩnh cùng đường, trong cái đói còn biến Thị trở thành kẻ liều lĩnh cùng đường, trước miếng ăn, hai con mắt của Thị sáng lên, ngồi cắm đầu ăn một chọc bốn bát bánh đúc, thế rồi sẵn sàng theo không người ta chỉ bằng mấy câu nói tầm phào.
– Lúc đầu Thị hiện lên là một người cong cớn, sưng sỉa, vô duyên. Sau đó, khi về làm vợ chàng Thị lại khép nép, hiền hậu, ngoan ngoãn, thu vén cho gia đình.
– Là một nhân vật có sự thay đổi tính cách, cũng khao khát hạnh phúc gia đình
4. Nhân vật bà cụ Tứ
– Được giới thiệu là một người mẹ nghèo khổ, sống cùng với một người con trai chịu nhều thiệt thòi. Cảnh ngộ của mẹ con bà thật đáng thương nhất là trong cảnh đói năm 1945. Cái đói đã kéo đến xóm ngụ cư và đến tận trong nhà bà.
– Trước sự xuất hiện của một người đàn bà xa lạ ngay trong căn nhà vắng vẻ của mình lúc đầu bà ngạc nhiên, băn khoăn, sau đó vừa vui, vừa sợ không biết liệu các con có lo nổi cho nhau hay không. Bà đã thương và thương người đàn bà xa lạ kia, phải đến bước như thế này thì người ta mới lấy con mình.
– Nhân vạt bà cụ Tứ là một người gieo mầm sự sống, là người nhem nhóm và nuôi dưỡng hi vọng, người mẹ già ấy lại là điểm kết tụ ánh sáng cho cả câu truyện.
5. Giá trị hiện thực
– Là tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
– Cái đói dồn đuổi con người, bóp méo cả nhân cách
– Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp
– Tác phẩm có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của kẻ thực dân, phát xít.
6. Giá trị nhân đạo
– Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
+ Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình.
+ Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"
+ Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
– Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
+ Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
+ Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.
+ Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.
III. Kết bài
+ Qua tác phẩm Vợ nhặt, cho thấy tài năng của tác giả qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
+ Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm