Đề bài: Lập dàn ý phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập
Bài làm:
I. Mở bài:
Tuyên Ngôn độc lập được xem là áng văn chính luận mẫu mực, “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Bản tuyên ngôn cũng là bản khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và mở ra mọt kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Tuyên bố này đã được thể hiện một cách hùng hồn trong đoạn cuối của bản Tuyên ngôn độc lập. Đoạn văn với những lý lẽ đanh thép một lần nữa khẳng định lại quyền tự do, độc lập chủ quyền cho dân tộc Việt Nam.
II. Thân bài
Đoạn cuối của bản Tuyên ngôn độc lập tóm tắt diễn biến quá trình đấu tranh của nhân dân ta. Đồng thời nêu lên niềm tự hào mãnh liệt về sự thắng lợi của cuộc CMT8 long trời lở đất đã làm lên lịch sử nước nhà.
1. Bối cảnh lịch sử đất nước ta giai đoạn từ năm 1940 – 1945:
Mùa thu năm 1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh quân Đồng Minh. Dưới sức ép của Nhật bọn Thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng, mở cửa rước Nhật vào nước ta. Từ đó dân ta rơi vào tình cảnh một cổ hai tròng. Người dân đã đói khổ lầm than nay càng khổ cực hơn. Kết quả là đến cuối năm 1944 đến đầu năm 1945 đã có hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói.
Đến ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật . Chúng không đáp ứng còn thẳng tay đàn áp cho đến khi thua chạy chúng còn nhẫn tâm giết nốt số tù binh chính trị.
Sau khi Pháp chạy, Nhật thua quân Đồng Minh, Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã nắm lấy thời cơ ngàn vàng vùng lên đập tan xiềng xích đô hộ của thực dân Pháp gần 100 năm nay. Lật đổ chế độ quân chủ lập hiến đã tồn tại hàng chục thế kỷ trên đất nước ta.
2. Lời khẳng định đanh thép về độc lập, chủ quyền, tự do dân tộc
Bác đã khẳng định “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đừng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”. Đây là lời tuyên bố đất nước ta đã thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những Hiệp ước mà Pháp đã ký với Việt Nam trong quá khứ. Xóa bỏ hết những đặc quyền, đặc lợi của Pháp tại Việt Nam.
Từ đó, bác tuyên bố “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Sử dụng cụm từ “ toàn thể dân tộc Việt Nam” để khẳng định sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Người người, nhà nhà kết thành một khối khiến cho kẻ thù tàn bạo nào cũng có thể khuất phục được. Lời tuyên bố hùng hồn đấy cũng là lời cảnh cáo nghiêm khắc với thực dân Pháp đang lăm le xâm chiếm đất nước ta một lần nữa.
3. Cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn độc lập
Bản Tuyên ngôn độc lập có giá trị pháp lý khi được các nước Đồng Minh công nhận dựa trên những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở Hội nghị Tê hê răng và Cựu Kim Sơn.
Từ lý lẽ trên đây tạo tiền đề cho tuyên bố hùng hồn của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: “ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.
Lời tuyên bố cũng là lời khẳng định đanh thép rằng Việt Nam đã trở thành nước độc lập. Dân tộc Việt Nam đã có quyền tự do, tự quyết các vấn đề kinh tế, chính trí. Và chúng tôi “toàn thể dân tộc Việt Nam” sẽ quyết tâm đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền độc lập tự do ấy.
III. Kết bài:
Bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một áng văn chính luận mẫu mực mà còn là văn kiện lịch sử vô giá của đất nước ta. Tác phẩm xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn” kế thừa được truyền thống vinh quang của nhân dân ta. Từ “Nam quốc sơn hà” cho đến “Bình Ngô Đại Cáo” và nay là Tuyên ngôn độc lập. Ở tác phẩm nào cũng thấy lòng tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm và tư tưởng vĩ đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân ta.
Đọc đoạn văn cuối của bản “Tuyên ngôn độ lập” chúng ta lại càng thấm thía được niềm tự hào về nền độc lập, tự do mà cha ông ta đã dùng xương máu bao đời nay để giữ vững.