Đề bài: Lập dàn ý phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập
Bài làm:
I. Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên Ngôn độc lập vào ngày 2-9-1945. Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là văn kiện lịch sử có giá trị và ý nghĩa to lớn. Nó là lời tuyên bố đanh thép lật đổ chế độ thực dân và phong kiến dành độc lập, tự do cho nhân dân ta. Đoạn mở đầu của bản tuyên ngôn có giá trị nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.
II. Thân bài
Nêu khái quát nội dụng của đoạn mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập. Trích dẫn văn bản từ sách giáo khoa. Trong đoạn đầu bản tuyên ngôn này, Hồ Chí Minh đã đưa ra những lập luận đanh thép thấu tình đạt lý trong việc khẳng định quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi dân tộc trên thế giới.
1. Phần đặt vấn đề: Thể hiện tinh thần dân tộc khát vọng yêu chuộng hòa bình
“Hỡi đồng bào cả nước” là câu nói mang đến sức mạnh hiệu triệu có thể làm lay động trái tim hàng trăm nghìn người dân Việt Nam. Đồng thời bác cũng muốn nhấn mạnh đến đối tượng tiếp nhận là gười dân Việt Nam trên khắp đất nước. Cũng như nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.
Bác tiếp tục trích dẫn những đoạn đắt giá nhất trong 2 tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) đó là: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trong tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp (1791) có nhắc: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Bác khẳng định những lý lẽ trong đoạn trích dẫn kia là lẽ phải không ai có thể chối cãi được.
2. Phần 2: Phản đề đưa ra dẫn chứng hùng hồn về tôi ác của thực dân Pháp
Sau đó bác đưa ra những dẫn chứng về sự độc ác, dã man của thực dân Pháp. Lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để đến “cướp nước ta”, “áp bức nhân dân ta”. Hành động của chúng được xem là trái hẳn đối với những điều nhân đạo và chính nghĩa mà chúng nêu ra.
- Về mặt chính trị không cho nhân dân ta quyền tự do, dân chủ nào. Thi hành luật pháp dã man, lập nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện đầu độc giống nòi.
- Về kinh tế giữ độc quyền in giấy bạc, áp cho dân ta hàng trăm thứ thuế vô lý khiến cho nhân dân trở nên bần cùng, đói khổ.
Từ những dẫn chứng trên, bác đã cho thấy bộ mặt thật của thực dân Pháp. Một đất nước yêu chuộng hòa bình lại đóng vai kẻ xâm lược một đất nước khác. Một dân tộc đề cao nhân quyền, dân quyền lại đi tước hết quyền tự do, dân chủ của một dân tộc khác.
Qua phần mở đầu của bản Tuyên Ngôn Độc Lập, bác đã nêu ra một cơ sở pháp lý vững chắc về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Khẳng định đây là quyền mà “không ai có thể chối cãi được”. Với giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát, dẫn chứng xác đáng, tạo đà cho những nội dung được trình bày ở đoạn sau.
Thông qua phần mở đầu chúng ta nhận thấy giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập trên 2 phương diện ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học. Chỉ bằng những lời văn ngắn gọn, xúc tích nhưng mang ý nghĩa thuyết phục mạnh mẽ khẳng định quyền độc lập, tự do, dân chủ của các quốc gia trên thế giới.