Home / Văn Mẫu Lớp 12 / Lập dàn ý phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Lập dàn ý phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Đề bài: Lập dàn ý phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Lập dàn ý phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Bài làm:

I. Mở bài

Tuyên Ngôn Độc Lập được xem là áng văn chính luận mẫu mực có giá trị lịch sử sâu sắc. Bản tuyên ngôn ra đời trong thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc ta khi CMT8 vừa thành công, thực dân Pháp và phát xít Nhật đã bị đánh bại và chế độ quân chủ lập hiến đã bị xóa bỏ. Nó chính là bản thông cáo với nhân loại trên toàn thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc ta. Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập.

II. Thân bài

1. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

Ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ chiến khu Việt Bắc trở về với Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, bác đã ngồi soạn thảo ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Và đến ngày 2/9/1945 trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, bác đã thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập trước hàng chục vạn đồng bào cả nước.

Nội dung chính của bản Tuyên ngôn đã khái quát được đầy đủ cục diện chính trị tại Việt Nam. Đồng thời tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Vạch mặt được tội ác và sự xảo quyệt cả Pháp trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Trong suốt hơn 80 năm đô hộ chúng đã khiến cho nhân dân ta đói khổ lầm than.

Trước tình cảnh này, nhân dân ta quyết không chịu làm nô lệ, quyết không chịu cảnh mất nước. Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân ta đã đứng lên đập tan ách đô hộ của thực dân Pháp. Lật đổ chế độ quân chủ lập hiến đã tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, xây dựng một chính phủ lâm thời mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

2. Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Loading...
  • Bản tuyên ngôn độc lập mang giá trị lịch sử to lớn mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc của Việt Nam. Đó là kỷ nguyên của độc lập, tự do cho dân tộc. Bản Tuyên ngôn này không chỉ có ý nghĩa với nhân dân Việt Nam. Mà nó còn được công nhận trên toàn thế giới dựa trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng được công nhận tại các Hội nghị Tê hê răng và Cựu Kim Sơn. Khẳng định tính pháp lý của bản tuyên ngôn là không thể không công nhận.
  • Bản Tuyên ngôn cũng thể hiện được ý chí, khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta. Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng cũng như tính mạng, của cải để giữ vững nền độc lập tự do ấy.
  • Cuối cùng bản Tuyên ngôn khẳng định với thế giới rằng, Việt Nam là một nước độc lập tự do, có chủ quyền và không ai có thể xâm phạm được.

Có thể nói nếu so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt và bản tuyên ngôn độc lập thứ hai “ Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Thì bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh đã vươn lên một tầm cao mới. Nó hướng đến tầm vóc quốc tế  thể hiện tinh thần dân chủ, tự do kết hợp với tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta.

III. Kết luận

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử to lớn. Nó chính là bản thông cáo rộng rãi với nhân dân trên toàn thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.  Bản tuyên ngôn chính là kết tinh của bao nhiêu máu xương ông cha ta đã đổ xuống nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền cho dân tộc. Chính vì thế mà nhân dân ta quyết sẽ đem tất cả sức lực, ý chí và lòng quyết tâm giữ vững nền độc lập chủ quyền này.

XEM THÊM >>>>> dàn ý phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập 

XEM THÊM >>>>> Dàn ý phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập

XEM THÊM >>>>> Dàn ý phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

XEM THÊM >>>>> Lập dàn ý phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn độc lập 

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *