Home / Những Bài Văn Hay / Màu sắc Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình

Màu sắc Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình

Đề bài: Màu sắc Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Màu sắc Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình

Bài làm:

Nguyễn Thi là một trong những nhà văn có đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Những tác phẩm của ông luôn đề cao phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Tiêu biểu là tác phẩm “những đứa con trong gia đình”, đây là một tác phẩm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của toàn dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà còn mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Chất Nam Bộ là khái niệm chỉ nét đặc sắc của tác phẩm để phân biệt với các tác phẩm khác. Chất Nam Bộ là sắc thái miền nam trở thành một nét đặc trưng cho truyện ngắn thể hiện ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

Khi đọc tác phẩm, có thể nhận thấy ngay màu sắc Nam Bộ thể hiện ở cảnh vật, sự việc được đề cập đến, và tính cách những nhân vật trong tác phẩm như chú Năm, chị Chiến, má Tư, Việt, Chiến… Ngôi nhà của má Tư năng cũng được bao trùm bởi màu xanh của khóm đước, rặng bần, những đặc trưng khiến người miền Bắc dễ nhận ra. Màu sắc Nam Bộ còn được tác giả thể hiện qua những vật dụng trong nhà má Tư Năng. Tất cả đều là gia tài má để lại: “năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, hai công mía để dành làm đám giỗ ba má, nồi, lu, đĩa, chén, cuốc,… mà chị em Việt gửi lại trước khi đi đánh giặc.

Màu sắc Nam Bộ được thể hiện trong tính cách của Việt và Chiến. Tính cách đó đại diện cho phẩm chất và tính cách của con người Nam Bộ. Chị Chiến giống má như đúc. Chiến cũng có hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng như má. Tiếng “cóc”, tiếng “nghen”, tiếng “ừ”, tiếng chân bước bịch bịch của Chiến có khác nào má, “in như má vậy”. Bàn việc thu xếp nhà cửa trước khi đi đánh giặc, nghe em nói, Chiến “hứ một cái “cóc" rồi trở mình. May mà chị không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi như má. Chiến đảm đang, sớm biết lo liệu, thường nhường nhịn em, chú Năm đã hết lời ca ngợi: “Không! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, nặng nề nước non”. Chiến có tư thế hiên ngang, quyết liệt như các o du kích vườn dừa Bến Tre: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: “Nếu giặc còn thì tao mất”.

Loading...

Nhân vật Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Khi những người thân bị chết dưới tay giặc đều là những người việt yêu úy nhất: ông nội, ba mẹ. Gia đình chỉ còn lại chị Chiến, chú Năm, thằng út em với người chị nuôi đi lấy chồng xa. Việt hăng hái tham gia tòng quân giết giặc trả thù cho người thân, bảo vệ quê hương. Ở Việt ta luôn thấy được đó là “cậu tư” gan gạ, muốn lập nhiều chiến công như chị. Qua dòng hồi ức của Việt khi ngất đi tỉnh lại, ta còn thấy được, anh là một người tính tình trẻ con, vô tư, nghịch ngợm của tuổi mới lớn. Đặc sắc nhất là cảnh hai chị em thu xếp mọi thứ để lên đường tòng quân. Khi ấy Chiến nhất định ngăn em mình cho nó năm sau đi nhưng may có chú Năm giải quyết và cho cả hai cùng đi. Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng chị em Chiến chính là đại diện cho tính cách của người dân Nam Bộ.

Nhắc tới tính cách Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Thi, chúng ta không thể bỏ qua nhân vật chú Năm. Tuy là một nhân vật phụ nhưng chú Năm có một tính cách Nam Bộ rất đậm đà. Ấn tượng về nhân vật này trước hết nằm ở thứ ngôn ngữ đầy cá tính mà nhân vật đã thể hiện. Một thứ ngôn ngữ chỉ cần nghe thoáng qua đã nhận ra ngay cái chất Nam Bộ không thể nào trộn lẫn. Nhưng có lẽ phải đợi đến khi qua miệng của chú Năm thì những từ Nam Bộ như "trọng trọng", "thỏn mỏn" mới được dịp trở nên cực kì hấp dẫn. Truyện kể rằng chú Năm là người "đi đây đi đó nhiều" và cũng "ham sông ham bến". Và điều đó được nhận ra vẫn chủ yếu qua lời nói:" Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non". Những câu nói như thế này đặc chất Nam Bộ.

Màu Nam Bộ của truyện còn được thể hiện ở lối sử dụng ngôn từ. Giọng điệu tự sự, rắn giỏi, gân guốc, điền tĩnh đến lạnh lùng của người viết là một chất giọng đặc biệt phù hợp với tính cách của những con người Nam Bộ mạnh mẽ, bộc trực, thích thể hiện tình cảm bằng hành động hơn là lời nói.

"Những đứa con trong gia đình" đã cho thấy ngòi bút tài tình của Nguyễn Thi. Nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, tạo hình, chọn chi tiết điển hình, phân tích tâm lí nhân vật,… tất cả đều mang màu sắc và hương vị Nam Bộ. Màu sắc Nam Bộ tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn của tác phẩm.

XEM THÊM >>>> Cảm nhận về truyện Những đứa con trong gia đình

XEM THÊM >>>> Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

XEM THÊM >>>> Phân tích nhân vật Việt và Chiến

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *