Home / Văn Nghị Luận / Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Đề bài: Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Hãy trình bày quan điểm của anh(chị) trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Bài làm:

Từ xưa đến nay, bên cạnh kinh tế, văn hóa, chính trị thì giáo dục luôn là một trong những lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Trong thời gian qua, không thể phủ nhận những thành tích đáng kể của giáo dục, song đi đôi với nó cũng có không ít những hành vi tiêu cực vẫn diễn ra. Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

“Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi không lành mạnh, vi phạm quy chế, pháp luật ở một số khâu trong giáo dục. Còn “bệnh thành tích” chỉ những giá trị hư danh, tạo ra tiếng vang bề ngoài bằng những gian lận bên trong, không có sự trung thực trong hành động. Đó chính là hai vấn nạn đáng báo động trong nền giáo dục hiện nay.

Hành vi tiêu cực trong thi cử đang diễn ra ở nhiều trường, nhiều địa phương và đang có xu hướng ngày càng lan rộng. Học sinh có những biểu hiện gian lận khi làm bài thi như quay cóp, chép bài bạn, sử dụng điện thoại trong thi cử. Thậm chí đến những phụ huynh, bậc làm cha làm mẹ cũng có hành động dung túng cho con cái. Họ sẵn sàng dùng tiền bạc vật chất để mua đề, mua điểm từ người ra đề hay hội đồng chấm thi… Hiện tượng tiêu cực trong thi cử còn xuất hiện ở đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục: thầy lộ đề, vô tình hay cố ý chấm bài không trung thực, vào nhầm điểm, nâng điểm cho học sinh.

Vậy nguyên nhân là gì dẫn đến sự gian lận đáng buồn như thế trong giáo dục? Một phần từ phía các tổ chức giáo dục, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của Bộ đề ra, muốn chạy đua thành tích với các trường trong khu vực, giáo viên vì muốn hoàn thành tốt thi đua giảng dạy, muốn đạt mức thu nhập cao hơn … mà đã có những hành vi đi ngược với đạo đức nghề nghiệp. Một phần nữa cũng từ phía các bậc phụ huynh. Có không ít người thực dụng, vì muốn con em mình đạt danh hiệu xuất sắc hay được vào các trường điểm nên đã dùng tiền bạc để “chạy đua” ngay cả trong môi trường giáo dục vốn dĩ lành mạnh. Một số lượng không nhỏ các phụ huynh có quan niệm cứ “mua” cho con một tấm bằng thật xịn, rồi lại dùng mọi cách để nâng đỡ con em mình trong tương lai, dù thực chất nó không có đủ năng lực hay kỹ năng. Vậy phải chăng chính những người lớn đang tiếp tay góp phần làm cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng? Các em học sinh, sinh viên cũng vì muốn ganh đua với bạn đồng trang lứa, muốn làm vui lòng mẹ cha mà không ngần ngại mắc thái độ sai trong thi cử. Thành tích vốn dĩ là kết quả của những phong trào thi đua lành mạnh và đáng trân trọng, đáng biểu dương. Song nếu vì chạy theo thành tích mà bất chấp cả quy chế, nguyên tắc, và đi ngược lại đạo đức thì thật đáng phê phán và cần ngăn chặn kịp thời.

Loading...

Vậy Bộ Giáo dục đề ra cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nghĩa là cần có nhận thức sâu sắc, đúng đắn, có thái độ kiên quyết và hành động thiết thực để chấm dứt những biểu hiện tiêu cực này, trả lại cho giáo dục sự lành mạnh và ganh đua công bằng vốn có. Vì sao Bộ đưa ra phong trào này? Thứ nhất, xưa nay quan điểm của Đảng, Nhà nước coi giáo dục là quốc sách. Giáo dục đảm nhận sự mạng bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu –  nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thứ hai, thực trạng chất lượng giáo dục hiện nay chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người đã đặt ra: chất lượng văn hóa, chất lượng đạo đức, kiến thức kỹ năng còn chưa thực sự tốt. Trong thương trường khốc liệt của thời đại hiện nay, xã hội chúng ta cần những con người có tâm, có tài, có năng lực thực sự mới đủ sức xây dựng đất nước ngày một đi lên.

Từ cuộc vận động đó, cần có những giải pháp cụ thể với từng lực lượng, với những trách nhiệm khác nhau. Thứ nhất, với người học cần thiết thực học thật, thi thật, cần xác định đúng mục đích học tập: học để trau dồi kiến thức chứ không phải chạy theo những thành tích hào nhoáng. Bên cạnh đó cũng cần tự luyện cho mình đức tính trung thực và bản lĩnh đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực trong thi cử. Với các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục cần thắt chặt, nghiêm minh hơn nữa trong khâu đánh giá, kiểm tra, đẩy lùi từng bước “bệnh thành tích”. Tất cả hãy chung tay vì một xã hội văn minh, dân chủ và công bằng hơn nữa, để những mầm non thật sự là người làm chủ đất nước trong tương lai.

XEM THÊM >>>> Nghị luận xã hội về lối sống giản dị

XEM THÊM >>>> Nghị luận xã hội về sự trưởng thành

XEM THÊM >>>> suy nghĩ về việc đọc sách hiện nay

XEM THÊM >>>> Suy nghĩ về lối sống giản dị của một con người

XEM THÊM >>>> Suy nghĩ về câu nói Bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê tởm

About adminbvh

Check Also

Trình bày suy nghĩ của anh chị về Sống đẹp

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh chị về Sống đẹp Bài làm: "Sống trên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *