Home / Những Bài Văn Hay / Nội dung và nghệ thuật bài Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Nội dung và nghệ thuật bài Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Đề bài: Nội dung và nghệ thuật bài Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Nội dung và nghệ thuật bài Một người Hà Nội
Nội dung và nghệ thuật bài Một người Hà Nội

Bài làm:

Nguyễn Khải là một nhà văn bắt đầu sự nghiệp văn chương từ những năm 1950. Trước 1975 ông viết nhiều về đề tài nông thôn như: Mùa lạc (1960), Người trở về (1964)… Sau 1975 các sáng tác của ông đề cập chủ yếu đến vấn đề chính trị – xã hội, ông đặc biệt chú ý đến tâm lý, tư tưởng con người trước những biến động của xã hội. Trong đó tiêu biểu nhất là truyện Một người Hà Nội.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm người đọc cũng đã nắm bắt được hình tượng trung tâm mà tác giả xoay quanh đó chính là “người Hà Nội”. Trong đó Nguyễn Khải không chú trọng khai thác vẻ đẹp ngoại hình mà chủ yếu là vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của con người đất kinh kì khi trải qua những thăng trầm của lịch sử.

 Trong bài Một người Hà Nội, nhà văn đã nhắc đến nhiều nhân vật xuất thân Hà Nội nhưng nổi bật nhất chính là cô Hiền, nhân vật chính của truyện. Ở cô mang vẻ đẹp thông minh, sắc sảo, một người phụ nữ vừa có nhan sắc, lại nề nếp, gia giáo. Thông qua nhân vật cô Hiền, tác giả đã cho thấy cái nhìn về con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với các giai đoạn biến động của đất nước. Cô Hiền từ khi còn trẻ đã tính toán kỹ lưỡng cho tương lai của mình. Ai cũng nghĩ người cô kết hôn sẽ phải là ông quan hay văn nhân nghệ sĩ nào đó nhưng cô lại chọn một nhà giáo tri thức hiền lành, chăm chỉ làm chồng. Bởi cô cần người mang lại hạnh phúc cho mình, một gia đình trọn vẹn chứ không chạy theo những thứ viển vông, không nắm chắc. Ba mươi tuổi cô mới kết hôn và trở thành người mẹ đảm đang, vừa lo kinh tế phụ chồng, vừa dạy dỗ con cái. Một người mẹ mẫu mực, nghiêm khắc răn dạy con từ việc đi đứng, ăn uống tới cách nói chuyện. Dạy con mình trở thành người có trách nhiệm, khắc vào lòng con tình yêu nước, gìn giữ lối sống, văn hoá người Hà Nội. Cho đến cuối cùng cô đã thành công trong việc dạy con mình, hai người con đều có tinh thần yêu nước nồng nàn, đều xung phong đi lính, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Mặc dù biết ra chiến trường đầy hiểm nguy nhưng cô nói rằng: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.

Loading...

Xem thêm >>> Phân tích truyện Một người Hà Nội

Xem thêm >>> Cảm nhận truyện Một người Hà Nội

Bên cạnh đó, nhân vật cô Hiền còn là người nắm bắt thời cuộc, có cái nhìn sâu sắc, tinh tế về thời đại cũng như chế độ mới. Cô cho rằng chế độ mới không thích “cá nhân làm giàu”, can thiệp vào nhiều chuyện của dân. Tuy nhiên cô vẫn có lòng tin vào chế độ, lòng yêu nước mãnh liệt qua việc cô tự tin khẳng định với những bà bạn của mình: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”. Đó là khi cô đứng trước những dị nghị xung quanh cho rằng cô là tư sản sao không bị bắt đi học. Bởi lẽ cô luôn biết đâu là giới hạn để giữ cho mình và gia đình không đủ tiêu chuẩn trở thành tư sản.

Bên cạnh nhân vật cô Hiền, Nguyễn Khải đã thành công trong việc sáng tạo nhân vật kể chuyện xuyên suốt trong tác phẩm. Nhân vật xưng “tôi” là cháu của cô Hiền với giọng kể chiêm nghiệm, đầy triết lí. Giọng kể tự nhiên khiến cho nhân vật chính trở nên sinh động, hấp dẫn và chân thật. Nguyễn Khải còn thành công trong việc nhìn nhận nhân vật, sự việc dưới nhiều góc độ, nhiều cách đánh giá. Ngôn ngữ trong tác phẩm được thay đổi linh hoạt, giàu biểu cảm. Bên cạnh đó ông còn lựa chọn những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật đắt giá để thể hiện vẻ đẹp của con người. Hình ảnh “hạt bụi vàng” khi nói về cô Hiền khắc sâu vẻ đẹp biểu tượng của người Hà Nội. Hình ảnh “cây si cổ thụ” lại mang vẻ đẹp tâm linh, niềm tin vào giá trị văn hoá, tinh thần mãi trường tồn của người dân.

Cuối cùng có thể thấy Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm đã góp phần đưa vẻ đẹp người Hà Nội đến với độc giả trên mọi miền tổ quốc, lan tỏa niềm tin yêu vào những giá trị truyền thống, những vẻ đẹp lâu đời của đất nước.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *