Home / Những Bài Văn Hay / Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Đề bài: Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn
Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn

Bài làm:

Mùa lá rụng trong vườn là một tác phẩm hay và sâu sắc về tình cảm gia đình, về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được tác giả Ma Văn Kháng trân trọng. Tiểu thuyết đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.

Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn với nội dung chính viết về một gia đình gia giáo trong thời kỳ đất nước đang chuyển mình có nhiều đổi mới. Trước sự thay đổi của nền kinh tế từ quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến từng gia đình, tế bào của xã hội, tới nếp sống và nếp nghĩ của từng thành viên. Nhất là lớp người cũ như ông Bằng là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bài Mùa lá rụng trong vườn trong sách giáo khoa được trích từ chương hai của tiểu thuyết cùng tên. Đoạn trích xoay quanh cuộc gặp gỡ của Hoài với gia đình chồng cũ và không khí đoàn tụ, sum vầy của gia đình trước thềm năm mới đầy cảm xúc.

Như đã biết, tác phẩm là sự cảm nhận tinh tế của nhà văn trước những đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt trong giai đoạn mới của đất nước. Trong đó tác giả đã gợi nhắc mọi người giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc mà điển hình đó là Tết cổ truyền. Trong một năm, dịp Tết Nguyên Đán là lúc mọi người trong gia đình dù có làm ăn ở nơi xa cũng muốn trở về đoàn tụ với gia đình. Gia đình nhà ông Bằng cũng vậy, con cháu trong nhà đã tề tựu đông đủ để làm mâm cơm cúng gia tiên ngày ba mươi Tết. Buổi tất niên càng trở nên đầm ấm, đặc biệt hơn với sự xuất hiện của chị Hoài, người con dâu trưởng cũ của gia đình ông sau hơn chín năm xa cách. Dù đã có gia đình mới nhưng chị vẫn luôn dành sự quan tâm tới gia đình chồng cũ đồng thời các thành viên trong gia đình ông Bằng cũng luôn nhớ. Thương yêu và mong ước được gặp lại chị.

Loading...

Xem thêm >>> Cảm nhận truyện Mùa lá rụng trong vườn

Xem thêm >>> Phân tích truyện Mùa lá rụng trong vườn

Cảnh đoàn viên của nhân vật chị Hoài với gia đình ông Bằng mang lại cảm giác gần gũi, chân thật giữa những con người trong gia đình. Có thể thấy niềm vui, hân hoan của Phượng, Lí, Đông, Luận khi gặp lại chị, sự xúc động, khó kìm nén cảm xúc của ông Bằng và người con dâu đã quá lâu không gặp. Với người đọc chắc hẳn cảm thấy chị Hoài trong quá khứ là người con dâu rất tuyệt vời nên khi trở lại sau nhiều năm xa cách mới có thể khiến mọi người yêu thương chị nhiều đến vậy. Bên cạnh cảnh đoàn viên thì giây phút cúng bái tổ tiên và mâm cơm thịnh soạn cũng được tác giả chú trọng miêu tả. Ngày Tết không thể thiếu việc cúng bái tổ tiên, mời các cụ về ăn Tết và những món ăn truyền thống của dân tộc. Dù kinh tế còn khó khăn nhưng mâm cỗ vẫn đủ đầy.

Qua đoạn trích có thể thấy Ma Văn Kháng đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Từng nhân vật xuất hiện trong đoạn trích đều được khắc họa tâm lí nhân vật rất sinh động, hấp dẫn. Đó là cảm xúc bất ngờ, vui mừng của Phượng khi thấy chị Hoài ngoài cổng, cô reo to lên chào mừng chị và gọi các anh chị em của mình trong nhà. Đông, Lí, Luận thì hấp tấp từ phòng khách ùa ra, “ngơ ngơ ngác ngác, nửa tin nửa ngờ” thật chân thực của những người em lâu ngày gặp lại chị dâu trưởng. Đặc sắc nhất chính là tâm trạng của ông Bằng khi gặp lại người con dâu cũ: “Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà”.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tâm lí nhân vật thì nhà văn cũng đặt nhiều tâm tư trong việc miêu tả khung cảnh buổi tất niên cũng như mâm cỗ ngày Tết. Bằng việc liệt kê hàng loạt những món ăn trên mâm cỗ ta thấy được sự thịnh soạn, chuẩn bị chu đáo của con cháu cho mâm cỗ: “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… – món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến –  là các món ăn khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…”.

Bằng việc sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, khắc hoạ nhân vật tài tình với nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên, tinh tế đã khiến thiên tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nhận được nhiều tình cảm và để lại dấu ấn trong lòng độc giả. Qua đó người ta cũng thấu hiểu phần nào những trăn trở của nhà văn trước thời cuộc.

Xem thêm >>> Phân tích cuộc gặp gỡ của chị Hoài với mọi người

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *