Home / Văn Mẫu Lớp 12 / Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn

Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn

Đề bàiNội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Nội dung và nghệ thuật bài Mùa lá rụng trong vườn

Bài làm

Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng, tác phẩm là niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những biến động, đổi thay của thời buổi kinh tế thị trường. Tác phẩm được xét tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986,  gồm 20 chương. Đoạn trích được chọn đưa vào Sách giáo khoa Ngữ văn 12 là một đoạn dẫn từ phần 4, chương II của tác phẩm.

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện khi chị Hoài đến thăm gia đình ông Bằng vào chiều 30 tết. Chiều 30 Tết năm Bính Tuất, ai trong nhà ông Bằng cũng mong chờ chị Hoài- vợ của anh Tường liệt sĩ cũng là con trai trưởng của cụ Bằng. Nay chị đã lấy chồng. Và như cầu được ước thấy, chị Hoài sau khi đi bộ một đoạn đường khá xa đã đến cổng nhà ông Bằng, tiếp đón chị đầu tiên là tiếng reo vui của Phượng, theo sau là Đông, Lý, Luận ai cũng tíu tít đón chị dâu cũ. Và nghẹn ngào nhất có lẽ chính là cảnh ông Bằng-cha chồng và con dâu trưởng gặp lại nhau với bao cảm xúc dâng trào.

Chị Hoài là một người phụ nữ qua hai đời chồng, có số phận riêng của chị. Hiện tại chị vẫn có một gia đình riêng nên chị ít còn liên quan đến gia đình nhà chồng đầu tiên đã hi sinh. Tuy nhiên chị vẫn quan tâm đến những biến động của gia đình nhà chồng trước. Tác giả đã miêu tả chị rất tỉ mỉ, chi tiết. Hoài là một người phụ nữ nông thôn, trạc 50 tuổi. Người chị thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu. Chị có một khuôn mặt rộng với cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi. Chỉ với việc khắc họa đôi nét về nhân vật, ta có thể thấy chị Hoài hiện lên một cách giản dị với vẻ đẹp tươi tắn, sáng sủa.

Chị Hoài về đây, mang theo rất nhiều quà quê từ gạo nếp, đến giò thủ, bột sắn dây, gói hạt giống mướp hương. Chị Hoài và các em trai em dâu của nói chuyện, hỏi thăm nhau rôm rã, vui mừng vì lâu ngày mới được gặp nhau. Ông Bằng nghe tin chị Hoài lên thì xôn xao trong lòng, khi nhìn thấy chị thì ông đứng sững người lại, mặt thoáng chút ngơ ngẩn rồi mắt ông chớp liên hồi môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác như sắp khóc. Giọng của ông khê đặc khàn rè “Hoài đấy ư con”. Nhìn cảnh đó, khiến Phượng không kìm được nước mắt. Ông Bằng lấy khăn giấy lau đi đôi mắt ướt của mình và hỏi thăm về gia đình chị.

Loading...

Cả gia đình tiếp tục câu chuyện của mình, trong lúc đó, mâm cỗ cúng gia tiên đã bày biện tươm tất, xong xuôi. Lý mời ông Bằng khấn lễ cúng gia tiên. Trên bàn thờ, khói hương nghi ngút, ngọn đèn dầu cứ lim dim cháy. Mâm cỗ cúng của nhà Lý rất thịnh soạn có bánh chứng hai cái xếp bên cạnh mâm ngũ quả, với những chén rượu nhỏ được bày trước ảnh song thân và bên trái là ảnh bà Bằng, bên phải là ảnh anh cả Tường. Lễ khấn tràn ngập không khí trang nghiêm, ấm cúng. Ông Bằng lầm rầm khấn như quên hết sự đời, còn chị Hoài thì nhìn lên bàn thờ rồi chị thế chân cụ Bằng để khấn, hai tay chị nâng lên trước ngực. Không khí của mâm cỗ không còn là những nỗi buồn xưa cũ, thay vào đó là sự hân hoan ấm cúng của một đại gia đình. Mọi người bước vào mâm cỗ với niềm vui và chào đón những gì thiêng liêng nhất.

Bằng một giọng kể ấm áp và cảm động, khi thì qua trật tự tuyến tính dẫn dắt, khi thì qua ngôn ngữ đối thoại, khi thì để cho sự việc phơi trải giữa thời gian hiện tại, khi thì để sự tình xa xôi sau một bức màn hồi ức, tác giả đã đưa người đọc trở về với một buổi chiều cuối năm đầy bình yên và trầm hương. Trong buổi chiều cuối năm đầy thiêng liêng mang tính truyền thống đó, người đọc nhận ra những nét đẹp rất phương đông, rất Việt Nam của ngày Tết cổ truyền: sự đoàn tụ, lễ cúng gia tiên và bữa cơm tất niên.

Qua một đoạn trích trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn, nhà văn Ma Văn Kháng đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề nhức nhối của xã hội bấy giờ. Trước thời cuộc đổi mới của đất nước kinh tế khó khăn và những mối quan hệ gia đình rạn vỡ vì những văn hóa mới du nhập. Các giá trị truyền thống như bị xói mòn. Trước tình hình đó nhà văn muốn chúng ta hãy biết giữ gìn những truyền thống văn hóa dân tộc quý báu.

XEM THÊM >>>> Phân tích cuộc gặp gỡ của chị Hoài với mọi người

XEM THÊM >>>> Cảm nhận về tác phẩm mùa lá rụng trong vườn

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm mùa lá rụng trong vườn

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *