Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến
Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Bài làm:

Có những tác phẩm sống mãi với thời gian, có những áng văn sống mãi trong lòng người đọc bao thế hệ. Bài thơ “Tây Tiến” của nhà văn Quang Dũng chính là một tác phẩm như thế. Mặc dù đã hơn 50 năm trôi qua kể từ ngày sáng tác, bài thơ vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc tự hào về hình ảnh người lính cụ Hồ anh hùng bất khuất.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được sáng tác năm 1948 khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn cam go nhất. Toàn Đảng, toàn quân đã tập trung lực lượng chống quân xâm lược. Tây Tiến chính là sự hồi tưởng của nhà thơ Quang Dũng về những năm tháng sống và chiến đấu ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở. Dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ hình ảnh người lính Tây Tiến được hiện lên đậm nét trên nền của khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc trữ tình.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Ngay 2 câu thơ đầu của đoạn thơ đã cho thấy nỗi nhớ da diết, dâng trào trong lòng Quang Dũng. Tác giả sử sự điệp từ “nhớ”“chơi vơi” để thể hiện sự tha thiết, bồi hồi sâu lắng khi nhớ về binh đoàn Tây Tiến. Sông Mã chính là địa danh của chiến trường xưa nơi chứng kiến những trận đánh khốc liệt của quân ta. Con sông Mã đã trở thành chứng nhân lịch sử.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Nhớ về Tây Tiến là nhớ biết bao kỷ niệm đẹp gắn liền với các địa danh như Sài Khao, Mường Lát. Đây đều là những địa danh từng in dấu chân của người lính Tây Tiến. Ngay cả trong “sương lấp” trong “đêm hơi” mịt mù, lạnh leo đoàn dũng sĩ đã phải vượt qua những nẻo đường hành quân ô cùng gian khổ. Ngày nối ngày, đêm nối đêm, trải qua dãi dầu mưa nắng giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Đi hành quân ở Tây Bắc đừng đi toàn dốc cao nguy hiểm được miêu tả bằng từ láy tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” hay “heo hút”. Để thể hiện được sự khó khăn, trắc trở mà người lính cần vượt qua trên đường hành quân. Trên đỉnh núi cao vút đó khẩu súng của người lính như chạm được đến trời. Hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời” được xem là giàu chất thơ và đầy cảm hứng lãng mạn. Nó khẳng định ý chí quyết tâm của người lính rất trẻ trung và năng động.

Thiên nhiên xuất hiện như thử thách lòng người “ngàn thước lên cao// ngàn thuớc xuống”. Đây là câu thơ thể hiện rõ sự nguy hiểm của con dốc với chiều cao vời vợi và vực sâu thăm thẳm. Hai câu thơ tưởng chừng như đối ngịch lại giúp cân bằng cảnh tượng núi rừng hùng vĩ. Từ đỉnh cao ngàn thước, người chiến binh lại dõi tầm mắt ra xa tới những bản Mường với mái nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Loading...

Giữa nơi rừng thiêng nước độc đó cũng có biết bao người lính trẻ đã phải bỏ lại tuổi xanh ở lại. Để đến khi nhớ lại tác giả vẫn còn cảm thấy nhói trong lòng:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa.

Gục lên súng mũ bỏ quên đời.

Hai chữ “dãi dầu” thể hiện trong đó biết bao gian nan, vất vả của người lính trong chiến đấu. Mặc dù câu thơ nói đến sự hy sinh của người lính. Nhưng nhà thơ đã thi vị hóa cái chết trở thành một giấc ngủ ngon. Nơi mà những người lính có thể gục đầu lên súng mũ để tận hưởng giấc ngủ và bỏ quên cuộc đời. Vì độc lập, tự do mà có biết bao chiến sĩ anh hùng đã ngã xuống trên các chiến trường.

Cảnh tượng núi rừng Tây Bắc đâu chỉ có dốc núi cao và vực thẳm mà còn biết bao thử thách khác.

Chiều chiều oai linh thác gào thét.

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Cứ mỗi buổi chiều ở Tây Bắc lại nghe thấy tiếng những con tác gào thét đổ nước từ trên cao xuống. Ban đêm thì lại nghe thấy tiếng cọp gầm như “trêu người”. Những âm thanh rùng rợn này cũng chỉ là một phần của rừng núi Tây Bắc. Bên cạnh sự hùng vĩ của núi rừng. Thì hình ảnh con người Tây Bắc cũng được khắc họa hiện lên rất đẹp.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Trong chặng đường hành quân gian khổ, nhưng người lính vẫn đầy ắp những kỷ niệm về tình quân dân. Quên sao được thời điểm “cơm lên khói” mùi thơm của cơm gạo mới đan xen mùi khói bếp thật khó tả. Trong cái hương vị đậm đà của bát cơm tỏa khói đó còn có vị của xôi nếp Mai Châu.

Và người lính Tây Tiến không chỉ có những buổi hành quân gian khổ. Mà họ còn được tham gia vào những buổi liên hoan ấm tình quân dân. “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”. Không gian Tây Bắc đắm chìm trong ánh lửa ấm áp của ngọn đuốc, với âm thanh từ tiếng khèn e ấp mang đến một không gian náo nhiệt đối lập với những gian nan, khổ cực trên đường hành quân.

Không gian Tây Bắc còn trở lại chơi vơi trong tâm thức nhà thơ Quang Dũng khi nhớ về “dáng người trên độc mộc” và hình ảnh hoa trôi theo dòng nước lũ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Xa Tây Tiến, nhà thơ không bao giờ quên những hình ảnh đặc trưng của vùng đất này. Với những chiều sương mù giăng trắng sóa hay những bờ suối bát ngát hoa lau.  Âm điệu của bài thơ bỗng thay đổi không còn vui tươi phấn khởi như ở trên nữa mà đã chuyển sang trầm ngâm với nỗi nhớ miên man.

Đoạn thơ đầu 14 câu của tác phẩm “Tây Tiến” đã khắc họa thành công hình ảnh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Và hình ảnh người chiến sĩ trong chiến đấu vẫn hào hoa phong nhã tràn đầy sự lạc quan yêu đời.

XEM THÊM >>>>> Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *