Home / Văn Mẫu Lớp 12 / Phân tích bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Phân tích bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Đề bài: Phân tích bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng)

Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc
Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Bài làm:

Phạm Văn Đồng (1906-2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quản Ngãi. Ông sớm tham gia cách mạng từ những năm 20 tuổi và tựng dự lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu – Trung Quốc. Năm 1927, ông về nước tham gia hoạt động cách mạng và giữu nhiều trọng trách to lớn của Đảng và Nhà nước. Sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng được xem là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời cũng là nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học có giá trị lớn lao. Trong số đó phải kể đến tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” được tác giả Phạm Văn Đồng viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu(ngày 03/07/1963). Bài viết được đăng trên “Tạp chí Văn học” tháng 7/1963. Đối với lịch sử nước nhà đây là giai đoạn đế quốc Mĩ quyết định tài trợ cho quân Ngụy can thiệp sâu hơn vào chiến tranh tại Việt Nam. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống Mĩ và tay sai nổi lên khắp miền Nam và tiêu biểu nhất là phong trào Đồng Khởi của người dân Bến Tre. Trong hoàn cảnh lịch sử này, bài viết của Phạm Văn Đồng giúp khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta chiến đấu chống quân xâm lược giải phóng miền Nam.

Ngay từ cách đặt nhan đề ta đã thấy Phạm Văn Đồng gợi ra cho người đọc cảm nhận tác phẩm này như một áng văn nghị luận mẫu mực. Nhan đề của tác phẩm vừa bao quát lại thể hiện rõ nội dung chính được nhắc đến. Cách sắp xếp bố cục bài viết khoa học và rõ ràng chia ra làm ba phần riêng biệt.

Phần đầu tiên tác giả đặt ra luận điểm “Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu, đề cao hơn nữa”. Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng của nhà thơ đất Lục tỉnh Nam Kỳ: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng”. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy, có những người chỉ biết ông qua tác phẩm Lục Vân Tiên. Và còn hiểu khá thiên lệch về quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu mà không hề biết rằng ông là nhà thơ yêu nước đã dùng ngòi bút chống Pháp xâm lược cách đây một trăm năm.

Có thể thấy, Phạm Văn Đồng với con mắt khách quan đã nhìn thẳng thắn vào vấn đề và lý giải nguyên nhân Nguyễn Đình Chiểu chưa được nhìn nhận vai trò một cách đúng đắn. Điều này đã góp phần khẳng định về vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trên văn đàn và định hướng lại cho người đọc hiểu biết về văn chương của ông. Từ đó phê phán một bộ phận nhỏ chưa thực sự hiểu thấu về văn chương của tác giả này mà có những nhận xét tiêu cực.

Loading...

Đến phần thứ hai, tác giả bắt đầu đi sâu vào giải quyết vấn đề và đưa ra nhiều luận điểm bổ sung cho quan điểm Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước. Giá trị thơ ca yêu nước của ông được xem là đã “làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”. Phạm Văn Đồng đã mô ta không khí sôi động đánh Pháp xâm lược giữa lúc triều đình Tự Đức đã đầu hàng. Một khí thế oanh liệt mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục qua những áng văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Théo đó: “Không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”.

Tác giả Phạm Văn Đồng đã đặt thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong truyền thống văn học yêu nước của Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Đình Chiểu đều là những nhà thơ yêu nước lỗi lạc. Cả cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu nguyện hy sinh vì nghĩa lớn. Dù ông bị mù không thể cầm súng nhưng ông đã dùng chính văn chương của mình để chống lại quân xâm lược. Với ông văn chương chính là vũ khí để vạch trần những âm mưu xấu xa của kẻ cướp nước.

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu được xem là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Các tác phẩm thể hiện giá trị văn học nghệ thuật và chỗ đứng trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Nếu đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của lịch sử dân tộc ta thấy. Tác phẩm của ông mang giá trị lớn lao đã làm sống dậy hình tượng những người anh hùng áo vải, bất khuất trong cuộc chiến đấu với thực dân.

Phần cuối cùng, Phạm Văn Đồng đã nhắc đến giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên. Nó không chỉ là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa cùng đạo đức đáng quý trọng ở đời. Mà những nhân vật được xây dựng trong tác phẩm đều có phẩm chất đáng được trân trọng. Mặc dù trong gian nguy vẫn quyết tâm theo đuổi nghĩa lớn. Về mặt nghệ thuật, tác phẩm là một dạng chuyện “kể”, chuyện “nói” lưu truyền rất phổ biến trong dân gian. Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng lối hành văn “nôm na” dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu. Đây là đặc điểm cần thiết đối với những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng. Nhân dân say sưa kể chuyện không chỉ vì nội dung sâu sắc mà còn vì văn hay.

Kết thúc tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã đưa ra một luận điểm có tính chất kết luận. Ông kết luận rằng sự nghiệp cũng như cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được xem như một tấm gương sáng. Ông là nhà thơ mẫu mực đối với nhân dân ta. Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được ví như các vì sao “càng nhìn càng thấy sáng”. Mỗi một tác phẩm lại giúp người đọc nhận ra chân lí của cuộc sống, yêu mến lẽ phải và đấu tranh vì một lí tưởng cao quý cho con người và đất nước.

Có thể nói, tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là bài luận xuất sắc, đạt đến chuẩn mực từ hình thức đến nội dung. Mang đến bài học thực tế sinh động cho người đọc. Tác phẩm đã giúp khẳng định lại tầm quan trọng và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học nước nhà.

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

One comment

  1. Phân tích hay và khá đầy đủ các ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *