Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đề bài: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Bài làm:

Hàn Mặc Tử là nhà thơ khởi đầu cho thơ ca lãng mạn hiện đại Việt Nam. Đồng thời ông cũng là nhà thơ tiêu biểu, có sức sáng tạo mạnh mẽ trong phong trào thơ Mới. Ông để lại nhiều tập thơ hay hay như:  Gái quê, Thơ điên… Trong đó tiêu biểu phải kể đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ điên xuất bản năm 1940.

Đây thôn Vĩ Dạ lấy cảm hứng từ bức ảnh do một người con gái Huế gửi tặng. Đó là tấm bưu thiếp vẽ cảnh Huế và ông đã nhận được nó khi đang điều trị bệnh Phong ở Quy Nhơn. Có lẽ vì quá xúc động vì người gửi chính là người ông từng thầm thương trộm nhớ và bức tranh phong cảnh Huế nên ông đã viết nên bài thơ này.

Khổ thơ đầu tiên của bài thơ chính là bức tranh thiên nhiên và cảnh vật tươi đẹp cũng như con người của xứ Huế:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc chen ngang mặt chữ điền

Xem thêm >>> Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Xem thêm >>> Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài Đây Thôn Vĩ Dạ

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ, giống như lời trách móc, mời mọc của cô gái thôn Vỹ. Nhưng đồng thời cũng có thể tự hiểu đó là tự trách móc bản thân và dự cảm không hay về cuộc đời của chính tác giả. Hàn Mặc Tử đã từng có thời gian theo học một trường ở Huế nên hai câu tiếp theo chính là những hồi tưởng của nhà thơ về cảnh đẹp Huế. Hình ảnh hàng cau với những tia nắng ban mai rực rỡ như bao trùm không gian, cảnh vật. “Vườn xanh như ngọc” một sự so sánh, ví von rất nghệ thuật, gợi lên cảm giác về một màu xanh mơn mởn, vẫn đọng sương mai vào một buổi sáng sớm đầy gió. Những hình ảnh ấy gợi cho ta thấy sự sống đang căng tràn, những khu vườn mỡ màng, xanh tươi của thôn Vĩ. Thiên nhiên đi liền với con người nên câu thơ tiếp là sự hiện diện của con người giữa thiên nhiên tươi đẹp ấy: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Hình ảnh cây trúc quen thuộc với làng quê Việt Nam, với sự mảnh mai, duyên dáng, kín đáo giống như người con gái xứ huế mộng mơ.

Loading...

Khổ thơ thứ hai nhà thơ Hàn Mặc Tử tiếp tục khắc hoạ khung cảnh thiên nhiên cùng với tâm trạng của người thi sĩ:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Khung cảnh thiên nhiên rộng lớn hiện lên với nhiều hình ảnh quen thuộc: mây, gió, hoa và dòng nước. Câu thơ đầu khổ hai hiện lên với hai hình ảnh được phân chia rõ thành hai vế. Gió đi đường gió, mây đi đường mây gợi lên sự xa cách, chia lìa. Đó chính là nội tâm của nhà thơ khi đang lâm bệnh nặng, nghĩ tới cảnh sinh li tử biệt. Dòng nước cũng lặng lờ mang theo nỗi buồn man mác cùng với những dãy hoa bắp. Không gian như vắng lặng không bóng người. Đến hai câu thơ cuối khổ hai, người thi sĩ giống như bừng tỉnh trước cảnh ngộ thê lương của bản thân giữa không gian mờ ảo của ánh trăng, bến nước và con thuyền. Hình ảnh “sông trăng” đầy thi vị cùng với đại từ phiến chỉ “ai” gợi lên cảm giác mơ hồ, ảo mộng. Kết khổ ta lại bắt gặp một câu hỏi tu từ giống như nỗi mong chờ cùng với nỗi buồn của nhà thơ khi lâm vào tình cảnh ốm đau, bệnh tật.

Hàn Mặc Tử giống như không cam chịu, vẫn tiếp tục với giấc mơ và nỗi niềm khao khát yêu thương của mình:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Anh biết tình ai có đậm đà?

” là một trạng thái vô thức, cùng với điệp ngữ “khách đường xa” cho thấy khoảng cách xa rời cũng như sự nhận thức về nỗi cô đơn của chính mình khi cả tình yêu và sự sống đang dần dần vụt mất. Hình ảnh “áo em trắng quá” giống như một sự choáng ngợp trước một hiện tượng, một con người không có thực, mà chỉ tồn tại trong tâm tưởng của người thi sĩ. Câu hỏi cuối bài giống như một lời tự hỏi bản thân, hỏi người lại vừa giống sự trách móc, giận hờn của nhà thơ.

Tóm lại, sau khi phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của Hàn Mặc Tử. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện niềm khao khát được sống, được yêu đến cháy bỏng của thi sĩ khi ông lâm vào trọng bệnh.

Xem thêm >>> Phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Xem thêm >>> Phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Xem thêm >>> Phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

About adminbvh

Check Also

Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài làm: …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *