Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Lớp 12

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Lớp 12

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm:

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nay nhưng những dư âm của nó vẫn sống mãi với dân tộc. Chắc chắn,  các thế hệ người Việt Nam sẽ chẳng thể nào quên được hình ảnh người lính cụ Hồ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Hình ảnh người lính đã trở thành nguồn cảm hứng bất tử trong các tác phẩm thơ ca, nhạc họa. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến đó là “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh người lính oai hùng vượt qua khó khăn, gian khổ quyết tâm giành độc lập tự do cho dân tộc.

Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng được sáng tác vào năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang bước vào giai đoạn cam go nhất. Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của nhà thơ với những người đồng đội thân yêu cùng vào sinh ra tử một thời của mình.

Mở đầu bài thư ta đã thấy một tiếng gọi tha thiết đến nao lòng. Một nỗi nhớ thương như nén chặt vào trong rồi lại bỗng trào lên:

Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Câu thơ như tiếng gọi chân thành tha thiết từ trái tim người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán và nghệ thuật nhân hóa đã giúp lột tả được tâm trạng của tác giả. Con “Sông Mã” không chỉ là một dòng sông địa lý thông thường mà nó là địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Nó đã trở thành một hình ảnh hiện hữu, một chứng nhân lịch sử trong cuộc đời người lính Tây Tiến. Và “Tây Tiến” không chỉ là tên một đơn vị bồ đội. Nó đã trở thành tiếng gọi thân thương như “tri âm tri kỉ” của nhà thơ.

Đến câu thơ thứ hai với điệp từ “nhớ” đã giúp lột tả rất rõ nỗi nhớ quay quắt, nỗi nhờ cồn cào trong tâm trí nhà thơ. Tính từ “chơi vơi” đã thể hiện cho tâm trạng nhớ nhung da diết của nhà thơ. Và nỗi nhớ như cơn lũ ùa vào tâm trí ông những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông dần dần hiện ra.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Quang Dũng đã liệt kê hàng loạt các địa danh – địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến ngày xưa. Những cái tên mang âm hưởng của rừng núi hoang vu và man dại. Cảnh núi rừng Tây Bắc tuy đẹp nhưng cũng mang đến sự khó khăn cho người lính khi hành quân. Những đêm hành quân đi trong sương mờ không nhìn rõ mặt nhau. Hay những lần hành quân qua dốc núi khúc khuỷu lên đến tận mây xanh. Chặng đường hành quân gian na với bao vất vả là thế nhưng đoàn quân trí thức Hà Thành yêu nước vẫn kiên cường bất khuất vượt qua.

Ngay từ đoạn đầu bài thơ chúng ta đã thấy được chất trữ tình, chất nhạc trong từng vần thơ được tác giả reo vào. Những hình ảnh đẹp như “sương lấp”, “hoa về trong đêm hơi” hay “mưa xa khơi” đều rất đẹp. Để thấy rằng trong gian khó nhưng nét hào hoa và sự lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cũng không hề mất đi. Sự trùng điệp của núi rừng cũng không thể nào làm nhụt đi ý chí của người lính mà càng tôn lên tinh thần quả cảm của họ.

Chính sự lạc quan yêu đời của tác giả đã khiến cho cuộc chiến bớt phần ác liệt hơn. Ngay cả đến sự  hy sinh của đồng đội cũng được nhà thơ thi vị hóa đi bằng hình ảnh đẹp hơn:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa.

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.

Trong hai câu thơ này ta không thấy hình ảnh một người lính hy sinh. Mà ta chỉ thấy hình ảnh một người lính đã trải qua quá nhiều gian khổ, khốc liệt. Giờ đây đã quá mệt mỏi nên đã “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Người lính đó đã chìm vào giấc ngủ ngàn thu thật sự dễ chịu và thư thái.

Nếu ở mấy câu thơ đầu ta thấy những hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc có phần thơ mộng với mây núi, mưa rừng nhè nhẹ. Thì đến hai câu thơ sau đây, thiên nhiên lại hiện lên theo hướng thật sự khốc liệt với:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét.

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Người ta vẫn nói “rừng thiêng nước độc” quả đúng là như vậy. Khi mà cứ chiều đến ở vùng rừng núi Tây Bắc lại nghe thấy tiếng tác gầm thét đổ xuống từ trên cao và cứ mỗi khi đêm đến lại nghe thất tiếng cọp gầm trêu người. Những âm thanh nghe ghê rợn đã lột tả được hết sự hoang sơ và huyền bí của miền Tây Bắc.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Vượt lên trên những hiểm nguy của vùng đồi núi. Hành trang của người linh Tây Tiến còn đầy ắp những kỉ niệm đẹp về tình quân dân. Quên sao được những khi “cơm lên khói” hương vị đậm đà của xôi nếp Mai Châu. Tất cả hương vị đó như thấm đượm tình quân dân của người Mai Châu dành cho những người lính Tây Tiến.

Ký ức của người lính Tây Tiến không chỉ lưu giữ những chiến công, sự hy sinh ác liệt. Mà còn lưu giữ biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp trên từng chặng đường dừng chân. Ở đoạn hai của bài thơ ta thấy hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc được mở ra với một vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn:

Loading...

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy.

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc.

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Hình ảnh Tây Bắc hiện lên lung linh, rộn rã với đuốc và hoa. Với “xiêm áo” dịu dàng của cô em xóm núi đang uốn lượn theo điệu khèn dìu dặt. Hai chữ “bừng lên” thật ý nghĩa và giàu sức gợi. Nó thắp sáng lên những tình cảm ấm áp của quân dân trong đêm mừng chiến thắng tại bản. Không gian Tây bắc trong miền tâm thức của tác giả có dáng người trên độc mộc, có bờ lau trắng muốt và hình ảnh những bông hoa trôi trên dòng nước. Với ngòi bút trữ tình của Quang Dũng ta thấy thiên nhiên, con người Tây Bắc hiện lên thật đẹp.

Đến khổ thơ tiếp theo thay vì khắc họa hình ảnh thiên nhiên, Quang Dũng tập trung khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến. Tác giả đã sử dụng hệ thống ngôn từ phong phú, giàu hình ảnh với hàng loạt thủ pháp tương phản, nhân hóa tạo ấn tượng mạnh. Khắc họa thành công  tượng đài người lính Tây Tiến oai hùng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Nếu như trong đoạn đầu bài thơ, hình ảnh người lính vẫn còn hết sức lãng mạn. Thì sang đoạn thơ này người lính đã hiện lên hình ảnh hết sức chân thực “đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Ngòi bút chân thực của Quang Dũng đã thể hiện hình ảnh những người lính bị sốt rét rừng hành hạ đến rụng sạch cả tóc. Da bủng beo xanh ngắt như lá rừng. Tuy vẻ ngoài tiều tụy như thế nhưng họ không đánh mất lý trí của người lính. 

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Ánh mặt rực lửa ý chí quyết tâm giành độc lập cho tổ quốc. Họ mạnh mẽ, rắn rỏi trong chiến đấu nhưng cũng hết sức lãng mạn khi nghĩ về quê hương xa xôi. Nơi phía bên kia biên giới đó chính là Hà Nội hoa lệ với hình ảnh dáng kiều thơm như một giấc mộng đẹp. “Dáng kiều thơm” không phải là dáng người cụ thể nào, cũng không bó hẹp trong tình yêu đôi lứa. Mà niềm nhớ thương dâng trào trong người lính là nhớ đến tổ quốc, hướng về thủ đô thân yêu.

Nếu như 4 câu thơ trên, người lính Tây Tiến hiện lên với khí thế vang đội, oai hùng. Thì ở những câu thơ dưới, Quang Dũng đã lột tả chân thực sự hy sinh của các anh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh nằm đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Ngay chính trong cái chết, người lính Tây Tiến vẫn thể hiện được khí phách anh hùng và ngạo nghễ của mình. Nếu như những người bình thường sẽ thấy được cái thê lương của những ngôi mộ lạnh lẽo nằm dọc biên giới. Đúng là có những mất mát đau thương, nhưng đằng sau sự hy sinh đấy chính là ý chí bất khuất của người anh hùng.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Câu thơ như triết lý sống của những người lính Tây Tiến. Họ dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dành quãng đời thanh xuân với nhiều hoa mộng của mình cống hiến cho đất nước. Tự hỏi có sự hy sinh nào cao quý và đáng được ngợi ca hơn sự hy sinh này của đoàn quân Tây Tiến. Âm thanh của sông Mã khi gầm lên khúc độc hành như tiếng khóc của đất trời dành cho những người anh hùng áo vải.

Những câu thơ cuối được sử dụng kết bài như lời hẹn thề của người lính từng gắn bó sâu nặng với đoàn quân:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường đi thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

Những người lính Tây Tiến đã ra đi là không hẹn ngày về, quyết tâm chiến đấu cho đến ngày giành được độc lập dân tộc. Tư tưởng “một đi không trở lại” đã đi là xác định chia phôi không vấn vương, bịn rịn. Một khi đã ra đi là sẽ tập chung tất cả cho nhiệm vụ cứu nước. Và lời hẹn ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy như một lời nhắc nhở người lính. “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Có thể nói, “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính bộ độ cụ Hồ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca lãng mạn Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn kết hợp với tả thực. Tác giả Quang Dũng đã khắc họa thành công hình ảnh người lính Hà Thành hào hoa, phong nhã, lạc quan trong chiến đấu. Bài thơ được xem như nén tâm hương tưởng nhớ đến những người lính Tây Tiến đã ngã xuống.

XEM THÊM >>>> Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến

XEM THÊM >>>> Nêu cảm nhận về tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ

XEM THÊM >>>> Phân tích bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *