Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Bài làm:

Mùa thu vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang đến cho thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi, đầy bí ẩn. Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài thơ nào cũng hay. Riêng bài “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tình yêu thiên nhiên, gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, là một sáng tác nổi bật của Nguyễn Khuyến trong thời gian nhà thơ về ở ẩn. Bài thơ bắt đầu từ cảnh “ao thu” vắng lặng và hiện ra dưới những ngôn từ mới mẻ, thú vị:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.

Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” toả hơi thu “lạnh lẽo”. Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên “lạnh lẽo”. Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ “bé tẻo teo”. Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà.

Hai câu thực:

Sóng nước theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Đến hai câu thơ này có lẽ đường nét và âm thanh của mùa thu đang len lỏi vào phá vỡ sự thanh tĩnh của không gian. Sự chuyển động tinh vi, nhẹ nhàng của sóng lăn tăn nơi mặt hồ đánh dấu sự chuyển động của mùa thu. Lá vàng là hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Từ “vèo” ở cuối câu thơ có ý chỉ tốc độ nhanh, thoáng qua, không kịp nắm bắt. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ bay xoay xoay khẽ đưa vèo của chiếc lá thu.

Bức tranh mùa thu với không gian hẹp nơi vùng quê bắc bộ và sự chuyển động tinh tế nhẹ nhàng có lẽ đã làm xiêu lòng tác giả.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Loading...

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Thu ẩm

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong một giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước “ao thu lạnh lẽo” đến “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, từ “sóng biếc” đến “lá vàng”, từ “tầng mây lơ lửng” đến “ngõ trúc quanh co” hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh  có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mọi con người Việt Nam.

Bóng dáng của con người cũng không thấy. Một sự tĩnh lặng khiến cho tác giả trầm ngâm.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của một nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động” nhất là từ “đâu” gợi liên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Đây chính là thủ pháp lấy động tả tĩnh cực kỳ đắc điệu của nhà thơ. Hình ảnh “cá đớp” ấy khiến cho tác giả giật mình khi đang chìm đắm trong cảnh sắc mùa thu u buồn, nó đã đánh thức suy nghĩ, đánh thức thực tại. Cá đớp có lẽ là một hình ảnh ẩn dụ cho những biến động của xã hội thời bấy giờ, dân tình loạn lạc, đất nước lầm than. Qua đây người đọc có thể thấu hiểu được nỗi lòng của tác giả đối với dân với nước nhưng bất lực, không biết bày tỏ cùng ai.

Đọc câu thơ cuối, người đọc mới thấy rằng. Cảnh thực tại là không một con cá nào đớp bèo. Còn sâu xa, nhà thơ đang giãi bày lòng mình về hiện thực xã hội. Tuy thi nhân quay lưng với triều đình, chọn cách quy ẩn để phản đối chính quyền phong kiến, tuy thi nhân nhàn nhã với cuộc sống nhưng thực tế trong lòng khát khao được làm điều gì đó “động”, làm điều gì đó để thay đổi cục diện bức bối này.

Qua bài thơ “Thu điếu”, ta phần nào thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đối với cuộc sống. Thì ra mùa thu ở thôn quê chẳng có gì là xa lạ, mùa thu ở thôn quê chính là cái hồn của cuộc sống, cái duyên của nông thôn. Với Nguyễn Khuyên, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước.

XEM THÊM >>>> Phân tích truyện ngắn Đời thừa

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *