Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Đề bài: Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Bài làm:

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là ngôi sao sáng bởi lẽ ông có một tài năng rất suất sắc trong nghệ thuật sáng tác của mình. Nổi bật đó là bài thơ Xúc Cảnh để lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc.

Bài thơ Xúc Cảnh được viết ra để thể hiện những tâm tư thời thế của Nguyễn Đình Chiểu, ông là một người chí sĩ yêu nước, bị mù hai con mắt nhưng những sáng tác của ông vẫn rất lừng lẫy và có nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ đó là những nỗi tâm tư, băn khoăn lo lắng về thời thế của đất nước:

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông

Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?

Hai câu thơ đầu, thể hiện cái băn khoăn, thao thức như đợi chờ một cái gì và đưa ra một hình ảnh ẩn dụ: Hoa cỏ trong mùa đông bị giá lạnh héo tàn chỉ mong có gió đông, tức gió xuân thổi từ phương đông về cho ấm áp để tươi xanh lại. “Chúa Xuân” phải chăng là cuộc sống yên lành, là vận mệnh đất nước đang đứng trước hiểm họa xâm lăng có khả năng chống trả để tồn tại hay hông? Chưa mất hẳn niềm tin, nhưng hi vọng thì đã mỏng manh, bởi chúa “đâu hỡi, có hay không?”.

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Thu ẩm

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Thu điếu

Mây giăng ải bắc trông tin nhạn

Ngày xế non nam bặt tiếng hồng

Bờ cõi xưa đà chia đất khác

Nắng sương nay há đội trời chung!

Loading...

Sử dụng hình ảnh mây giăng để thể hiện những tội ác của kẻ thù, sự áp bức càng nặng nề thì lòng căm phẫn của người dân Việt Nam càng được lên cao, tội ác đó có rửa xuống sông Hoàng Hà cũng không hết tội. Tin nhạn đó là những niềm mong đợi được báo những tin vui, nhưng nó là điều rất mong manh, đất nước bị chia cắt nhân dân sống trong cảnh nghèo đói lầm than, đời sống nhân dân chịu nhiều cực khổ, sự căm thù kẻ thù xâm lược được tác giả nói là “há đợi trời chung” phần nào nói lên những sự căm thù tới tột bậc của dân tộc Việt Nam đối với kẻ thù xâm lược của mình, ông luôn luôn sáng tác nên những tác phẩm đậm chất nhân văn. Ở bài thơ này ông đã mượn cảnh để nói về những tâm sự thời thế của mình, sự mong đợi, và những sự chông chờ có chút mong manh, nhưng với ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước của mình ông vẫn viết lên những tác phẩm hay và đậm chất nhân đạo để phê phán và tố cáo tội ác tày trời của kẻ thù, tội ác đó phải bị trừng trị. Sự căm thù không đội trời chung của Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được lòng yêu nước của ông đối với dân tộc của mình.

Chừng nào Thánh đế ân soi thấu

Một trận mưa nhuần rửa núi sông

Tác giả đang nói về những ân xá mà nhà Vua có thể làm, phải ân thấu  và tố cáo những tội ác của kẻ thù để có thể giành được sự tự do cho dân tộc ta. Vua người đứng đầu của một đất nước đã đầu hàng và giờ đây chỉ còn Thánh  Đế, ông phải hết lòng vì dân vì nước để có thể đưa đất nước thoát khỏi những lầm than và khó khăn của cả một dân tộc đang phải hứng chịu. Sinh ra trong thời kì loạn lạc, tác giả sớm có cái nhìn thấu đáo về quê hương đất nước. Ông một con người có khí phách hiên ngang luôn hết lòng vì dân vì nước và vì độc lập tự do của dân tộc, người đã dùng những tài năng của mình để sáng tác những tác phẩm có nhiều ấn tượng và có tầm ảnh hưởng hết sức to lớn.

Xúc cảnh là bài thơ mà tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên những tâm sự sâu kín, mượn cảnh để nói về những suy tư và trăn trở của mình, vận mệnh của đất nước đang an nguy nhưng để giữ lại thanh danh trong sạch tác giả đã lui về ở ẩn nhưng tấm lòng yêu thương dân chúng và lo cho đất nước cũng không nguôi ngoai. Qua đây, Xúc cảnh góp phần kể ra tội ác của những kẻ đi xâm lược. Từ đó ca ngợi những sự hi sinh anh dũng không chỉ ở trên mặt trận, ở chiến trường, mà còn ở ngòi bút sắc sảo của những nhà chí sĩ yêu nước.

Bài thơ mang đậm cảm xúc, thể hiện một tinh thần sống mạnh mẽ trong mỗi con người. Là sự trăn trở của tác giả về đất nước, không những thế còn tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn và khí phách trong ngòi bút của một nhà thơ yêu nước.

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

XEM THÊM >>>> Bình giảng bài thơ Nhớ cảnh Hàm Rồng của Tản Đà

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *