Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu

Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn rừng xà nu

Bài làm:

Truyện ngắn rừng xà nu được viết năm 1965, là một tác phẩm viết về những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Thông qua hình tượng cây xà nu, tác giả đã viết nên một bản thiên anh hùng ca ngợi ca về tinh thần đấu tranh người dân làng Xô man.

Hình ảnh rừng xà nu không chỉ xuất hiện ở phần đầu và phần cuối của tác phẩm, hình ảnh rừng xà nu còn xuất hiện trong suốt cả thiên truyện qua cuộc sống và qua bóng dáng của con người Tây Nguyên.

Điệp khúc cây xà nu, rừng xà nu cứ láy đi láy lại trong tác phẩm như ngân mãi trong lòng người đọc bài ca về sự anh dũng, về sức sống bền bỉ của người dân làng Xô man. Rừng xà nu trở thành hình ảnh biểu tượng cho đất rừng và cho con người Tây Nguyên. Là hình ảnh tượng trưng cho nỗi đau của dân làng “làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng bắn đã thành lệ mỗi ngày hai lần…”. Những câu văn ở phần đầu câu truyện như xoáy sâu vào sự tàn khốc của súng đạn, của kẻ thù. Rừng xà nu nằm trong tầm ngắm của sự hủy diệt “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương, nhựa ứa ra tràn trề”.

Những đoạn văn mà tác giả viết về nỗi đau của rừng xà nu khi bị tàn phá như chính nỗi đau của con người Xô man bị hủy diệt. Rừng xà nu còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt bền vững, tượng trưng cho khát vọng tự do của cộng đồng Tây Nguyên. Tại một nơi như vậy mà cây xà nu vẫn  kiêu hãnh vươn lên để tìm ánh nắng mặt trời “cạnh một cây xà nu đã ngã gục có bốn, năm cây con mọc lên. Rừng xà nu trong bom đạn được ví như một cơ thể cường tráng ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng. Màu xanh bạt ngàn của xà nu đã nối tiếp đến tận chân trời, nó đã tạo nên sức sống bất diệt, sức sống mạnh hơn cái chết và sự sống vẫn luôn luôn tồn tại ngay cả trong sự hủy diệt.

Loading...

Một loài cây có sức sống dẻo dai, bền bỉ và mãnh liệt gây ấn tượng sâu đậm đọng lại trong lòng người đọc về hình tượng rừng xà nu không thể nào hủy diệt được dù đạn bác kẻ thù gây ra bao nỗi đau thương. Bởi cây này ngã xuống, cây kia đứng lên lao thẳng lên bầu trời để đón lấy ánh nắng.

Ngoài những nhân vật cho ta nhiều ấn tượng như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng, anh Quyết… thì hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn được tác giả khắc họa và ca ngợi như một dũng sĩ oai hùng. Ngày ấy, cách mạng miền Nam đang trải qua những năm dài đen tối, đầy thử thách khó khăn. Lũ giặc kéo tới, lùng sục, phục kích, không đêm nào chó và súng của chúng không sủa vang cả rừng. Buôn làng bị bao vây, dân làng bị kèm kẹp và khủng bố dã man. Đầu rơi máu chảy, tang tóc và đau thương, giặc treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng chúng giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng! Cùng chung số phận, chung chịu đau thương với dân làng Xô Man là rừng  xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc. Chúng bắn ngày, bắn đêm, bắn vào sáng sớm và xế chiều, hoặc lúc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.

Rừng xà nu được miêu tả thành hình tượng mang sức mạnh của cộng đồng, sức sống của chúng có được là nhờ vào rừng xà nu mọc thành rừng, dựa vào nhau mà tồn tại, đó cũng chính là lớp lớp người dân làng Xô man đoàn kết bên nhau trong cuôc chiến đấu bảo vệ dân làng, quê hương đất nước.

Rừng xà nu xuất hiện trong kết cấu đầu cuối tương xứng của truyện ngắn, nó tạo nên một điệp khúc ngân vang về con người Tây Nguyên kiên cường dũng cảm, bút pháp tả thực xen lẫn với tượng trưng.

Với hình tượng cây xà nu, tác giả đã cho người đọc thấy được sức sống mãnh liệt của cây xà nu, đồng thời mượn hình ảnh rừng xà nu để ca ngợi lòng chiến đấu, bất khuất của con người Tây Nguyên. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời xuất hiện ở phần đầu và phần kết thúc truyện tạo nên một điệp khúc anh hùng ca về con người, về đất rừng Tây Nguyên.

XEM THÊM >>> Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành

XEM THÊM >>> Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *