Đề bài: Phân tích hình tượng Ông già trong Ông già và biển cả của Hê Minh Uê

Bài làm 1:
Ông già và biển cả là tác phẩm tiêu biểu trong phong cách kể chuyện của Hê-minh-uê và tiêu biểu cho nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác nghệ thuật. Đây là một tác phẩm giàu ý nghĩa biểu tượng, gây được tiếng vang trên văn đàn. Đoạn trích trong chương trình học thuộc phần cuối của tác phẩm.
Truyện Ông già và biển cả viết về cuộc đi săn trên biển của ông lão Xan-ti-a-gô. Cuộc hành trình dài ba ngày hai đêm chỉ mình ông lang thang trên biển. Sau đó ông đã tìm được mục tiêu của mình đó là một con cá kiếm to lớn. Đoạn trích miêu tra rất chi tiết cuộc chiến giữa ông và con cá trích và cái kết là chiến thắng của ông. Tuy nhiên sau đó đàn cá mập đã tấn công và xâu xé con cá của ông. Đến khi tới bờ thì con cá kiếm chỉ còn mỗi bộ xương. Đoạn trích nói về cuộc chiến của ông lão với con cá kiếm và giành thắng lợi. Qua đó ta thấy được nét đẹp của hình tượng ông lão biểu trưng cho vẻ đẹp của người lao động trong xã hội.
Trước tiên hình tượng ông già trong truyện được nhà văn khắc hoạ với vẻ đẹp của sự kiên trì, bền bỉ. Với hơn tám mươi tiếng lênh đênh trên biển, Xan-ti-a-gô không bắt được con cá nào nhưng ông không bỏ cuộc. Tới khi tìm được mục tiêu là con cá kiếm thì ông dùng hết sức lực của mình để chiến đấu với nó. Kể cả khi ông đã dùng sức cùng lực kiệt ông vẫn kiên quyết không buông bỏ mục tiêu của mình. Đó đồng thời là sự kiên trì, bền bỉ của người lao động. Không chỉ vậy ông còn là người khéo léo, có tài đánh bắt. Như đã biết Xan-ti-a-gô là người có kinh nghiệm đánh bắt dày dặn. Ông từ khi còn trẻ đã có chiến tích đánh cá đầy tự hào. Những điều đó được thể hiện ngay trong cuộc chiến đấu của ông với con cá kiếm.
Khi nhìn vào những vòng bơi của con cá, với độ nghiêng, độ chếch của sợi dây là ông có thể đoán biết được con cá đang bơi vòng hay ngoi lên. Đặc biệt ông còn biết phán đoán, xử lý xem lúc nào nên kéo dây, lúc nào nên nới dây ra để có thể khiến con cá kiệt sức, chịu khuất phục: “Con cá quật sợi dây thêm vài lần nữa và cứ mỗi lần nó văng đầu, ông lão lại nới thêm chút dây […]. Lát sau, con cá không quật dây nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm. Bấy giờ ông lão liên tục thu dây”. Con cá đúng là đối thủ không tầm thường của ông vì nó không chỉ có sức mạnh kinh người mà nó còn thông minh khi quay vòng làm tiêu hao sức lực của ông. Tuy nhiên nó đã gặp phải đối thủ đáng gờm vì suốt hai tiếng dù sức cùng lực kiệt ông lão vẫn quyết không buông tay. Xan-ti-a-gô đã lựa chọn được thời điểm để hạ gục con cá bằng cách phóng lao vào người nó: “Ông buông sợi dây xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ”. Hành động dứt khoát, mạnh mẽ đã kết thúc cuộc chiến giữa ông và con cá kiếm vĩ đại.
Bên cạnh sự điêu luyện, kiên trì thì ông lão còn hiện lên là người luôn đặt niềm tin vào chính mình. Trong quá trình vật lộn với con cá, ông luôn tự động viên, an ủi chính mình: “Hãy bình tĩnh và giữ sức”; “Đầu ơi hãy tỉnh táo”; “Tao sẽ tóm được mày”. Cùng với ý chí, nghị lực phi thường nên dù ông có cảm thấy hoa mắt chóng mặt, sức lực cạn kiệt, có thể đổ xuống bất cứ lúc nào thì ông cũng vững tin vào chiến thắng sẽ tới trong tầm tay. Quả nhiên không phụ sự cố gắng của ông, con cá kiếm to lớn ấy đã chịu thất bại.
Hình tượng ông già trong Ông già và biển cả đem lại ý nghĩa và những bài học sâu sắc. Cuộc chiến với con cá kiếm chính là biểu tượng cho ước mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên của con người. Con người tuy nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn nhưng lại có sức mạnh phi thường, vẻ đẹp không giới hạn và luôn tìm kiếm, theo đuổi những lí tưởng đẹp đẽ.
XEM THÊM >>>> Phân tích nghệ thuật ông già và biển cả
XEM THÊM >>>> Ý nghĩa nguyên lý tảng băng trôi
Bài làm 2:
Hê-minh-uê là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX. Ông là người khai sinh ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị đích thực của tác phẩm. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đổ sộ trong đó phải kể đến tác phẩm “ông già và biển cả”, tác phẩm đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Nhan đề “Ông già và biển cả” hấp dẫn người đọc bởi hai hình ảnh đối lập giữa ông già và biển cả. Một bên là con người, một bên là thiên nhiên hùng vĩ to lớn mạnh mẽ. Tuy là cuộc chiến không cân sức nhưng con người nhỏ bé sẽ chiến đấu chống trả lại thiên nhiên một cách mãnh liệt bằng ý chí và nghị lực của riêng mình.
Nhân vật chính là ông già Xantiago, một ông già đánh cá người Cu ba. Ông đã 74 tuổi và trong suốt 84 ngày liền lão không câu được bất cứ một con cá nào dù nhỏ hay to. Chính vì thế mà đến cậu bé Ma nô lin cũng bị bố mẹ cấm không cho đi câu chung với lão nữa. Có thể nói người ta cho rằng ông vận xui rồi. Một hôm với ý chí không chịu khuất phục của mình Xantiago quyết định một mình ra khơi đánh cá. Thế rồi câu chuyện bắt đầu từ đó và những hình tượng ý nghĩa cũng từ đó mà được nhà văn thể hiện.
Nhà văn đã miêu tả ông là người già nua, cô độc kém may mắn. Ông một mình chiến đấu với cá kiếm khổng lồ với ngày nắng gắt, đêm lạnh cơn đói khát và sự cô đơn. Sau khi chinh phục được cá kiếm khổng lồ, ông lại một mình tiếp tục chiến đấu với đàn cá mập hung ác để bảo vệ thành quả. Có thể thấy Xantiago là biểu tượng của thân phận con người cô độc, xa lạ giữa cuộc đời nhưng khát khao khẳng định sự tồn tại của chính mình. Điều đó được thể hiện ở chỗ tuy một mình đơn độc nhưng ông không chịu khuấ phục trước số phận nghiệt ngã. Ông là biểu tượng cho khát vọng sống của con người. Cuộc chinh phục cá kiếm và lũ cá là mình chứng cho điều đó. Nhà văn đã để cho ông trải qua những thử thách ghê ghớm nhưng Xantiago vẫn là người chiến thắng. Mặc dù ông lão đã từng thất bại, nhưng ông vẫn vượt lên trên tất cả để khẳng định bản thân, vẫn kiêu hãnh và bất khuất trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên với số phận.
Nhà văn khắc họa hình tượng ông lão là một người kiên trì, dũng cảm. Ông lão đi đến trưa thả một bốn cần câu và đợi cho đến trưa thì có một con cá kiếm cắn câu. Con cá ấy to lớn làm cho ông lão cảm thấy rất xứng đáng với tài nghệ của mình. Chính vì thế mà ông quyết định phải bắt được nó vào bờ cho người ta không nói được gì ông nữa. Con cá hiện lên với những ấn tượng vô cùng đẹp. Đó là một con cá to nó thể hiện qua những vòng lượn tròn rất lớn. Ông tỏ ra mừng vui khi thấy con cá nhưng ông cũng biết là mình sẽ phải chiến đấu với nó để đi về. Đây là một cuộc chiến đấu không cân sức mà bên yếu lại là ông lão. Thế nhưng ông không chịu khuất phục mà kiên quyết bắt con cá đó về. Ông cảm nhận được những vòng lượn của con cá qua áp lực của những sợi dây. Và khi nhìn sự căng trùng của sợi dây thì ông biết nên kéo hay nới lỏng ra. Đặc biệt là hành động nhanh chóng và dứt khoát ông đã phóng lao trúng tim con cá. Cuộc chiến không cân sức như thế nhưng ông nhất định kiên cường ý chí và cuối cùng ông đã thu phục được nó.
Nhưng kết cục câu chuyện thì quá thương tâm bởi vì khi ông bắt được nó như thế nhưng cuối cùng cũng bị đàn cá mập đến rỉa thịt con cá kiếm khiến cho nó khi vào bờ chỉ còn trơ bộ xương mà thôi. Nhưng điều đó không quan trọng mà quan trọng là ông lão đã thắng trong trận đấu không cân sức đó. Chính những điều đó mới là những điều để nhà văn gửi gắm những ý nghĩa biểu tượng.
Hình tượng ông lão đã biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ của người dân lao động, dám theo đuổi ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.
Qua tác phẩm, nhà văn đã cho người đọc thấy được một hình tượng ông lão mạnh mẽ, quyết đoán, là biểu tượng đẹp đẽ về cuộc đấu tranh sinh tồn của con người với thiên nhiên. Và cuối cùng, con người đã chiến thắng trước thiên nhiên khắc nghiệt để khẳng định bản thân mình.