Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Bài làm:

Nếu như ở khổ thơ thứ nhất Huy Cận tập trung đặc tả cảnh sông nước mênh mông, bát ngát thì đến khổ 2 nhà thơ đã đưa tầm mắt về gần để tiếp tục khắc hoạ cảnh dòng sông ở chiều không gian hẹp hơn và bằng các giác quan khác nhau.

Trước khi đi vào phân tích khổ 2 bài thơ Tràng giang chúng ta cùng tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Huy Cận cũng đã có những chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác bài thơ này. Tràng giang được sáng tác năm 1939, trước cách mạng tháng Tám. Đây cũng là lúc phong trào thơ Mới đạt được nhiều thành tựu. Khi tác giả đứng ở bên bờ sông Hồng rộng mênh mang với dòng nước chở nặng phù sa, những cảm xúc về thời đại đã ùa về. Qua bài thơ ta thấy được quan điểm nhân sinh quan, giá trị quan sâu sắc của thi sĩ. Bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển Đường thi với nét hiện đại được hoà trộn một cách hài hoà.

Xem thêm >>> Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang

Xem thêm >>> Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang

Sau khi khắc hoạ vẻ đẹp dòng sông ở chiều dài rộng với hình ảnh con thuyền, sóng nước mênh mông nhà thơ đã tiếp tục cảm nhận vẻ đẹp ở gần hơn và bằng cả thính giác:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

Sông dài trời rộng, bến cô liêu

Huy Cận không chú ý đến những cồn cát lớn mà chỉ trong tầm mắt ông chỉ chú ý đến những cồn nhỏ, lạc lõng. Từ “lơ thơ” không chỉ gợi cảm giác ít ỏi, thưa thớt mà còn gợi sự buồn man mác, giống như ngọn liễu phất phơ trước gió. Ta đã bắt gặp từ “đìu hiu” trong bài Chinh phụ ngâm: “Non kì quạnh quẽ trăng treo/ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Thế mới thấy cảnh sắc vốn đã vắng lặng, lại thêm từ “đìu hiu” càng thấy hiu hắt, lạnh lẽo. Có lẽ Huy Cận đã học hỏi từ đây để khắc hoạ cảnh những cồn cát nhỏ.

Loading...

Nhà thơ không chỉ cảm thụ vẻ đẹp bằng thị giác mà còn dùng cả thính giác: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Một câu thơ giống như lời hỏi vu vơ bởi giữa không gian vắng lặng. Chợ vốn là nơi tụ tập đông đúc nhưng lại đi kèm với “vãn chợ chiều” tức là vào thời điểm chợ vắng người nhất. Ông nghe văng vẳng đâu đó có tiếng vãn chợ ồn ào truyền tới. Nhưng âm thanh đó lại đang ở xa, tiếng chợ có đấy nhưng chỉ thấp thoáng xa xôi nên Huy Cận lúc này càng thêm cô đơn, lẻ loi. Ông đã dùng cái động để tả tĩnh một cách thật tài tình. Tiếng chợ đó đã xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi:

Lao xao chợ cá làng Ngư Phủ

Dắng dỏi Cầm ve lầu tịch dương

                       (Cảnh ngày hè)

Âm thanh chợ chiều không làm xua đi cảm giác vắng vẻ, nhà thơ tiếp tục nhìn cảnh mây trời:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu

Không gian ba chiều được tác giả miêu tả khiến mối tương phản giữa cảnh vật và con người càng thêm sâu sắc. Sự đối lập giữa “nắng xuống” và “trời lên” tạo nên một hình ảnh phá cách. Bài thơ như có thêm hình khối và màu sắc. Màu nắng nhuộm lên dòng sông, những tia nắng như từ trên trời rơi xuống khiến bầu trời càng thêm cao, tạo độ sâu thẳm. “Sâu chót vót” là một cách gợi tả phá cách, dòng sông vốn rộng lớn theo bề ngang, chiều dọc thì nay đã trở nên bao la theo cả chiều thẳng đứng. Sông thì dài, trời thì rộng nhưng tất cả cảnh vật đề chan chứa nỗi buồn. “Bến cô liêu” chính là hình ảnh tượng trưng cho người thi sĩ đang đứng ở bến sông nhìn cảnh vật. Ở không gian dài rộng bao la ấy không có ai cả chỉ có mình ta với ta mà thôi. Những câu thơ giống như lời than thở về thân phận nổi trôi, cô đơn giữa dòng đời.

Với sự kết hợp hài hoà giữa nét cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ Huy cận đã tạo nên sự thành công của khổ thơ thứ hai cũng như toàn bài thơ. Ông không chỉ sử dụng như thi liệu cổ mà còn có sự biến đổi sáng tạo thêm nét hiện đại để bài thơ trở nên gần gũi, giàu hình ảnh hơn. Bài thơ Tràng giang quả thật là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Huy Cận, là mốc son cho nền thơ ca Việt Nam.

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Tràng giang

Xem thêm >>> Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang

Xem thêm >>> Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *