Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đề bài: Phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Phân tích khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Bài làm:

Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa nhưng bạc phận. Cuộc đời ông lại ngắn ngủi, ra đi khi chưa đầy ba mươi tuổi. Dù vậy, trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông vẫn để lại nhiều tập thơ hay và có giá trị cho văn đàn Việt Nam như: Lệ Thanh thi tập, Gái quê (1936), Thơ Điên (1938)…

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những sáng tác tiêu biểu trong phong trào thơ Mới. Bài thơ lần đầu được in trong tập Nắng xuân (1937), sau đó in lại trong tập Thơ Điên (1938). Bài thơ được sáng tác khi ông đang nằm trên giường bệnh. Khi đó ông nhận được tấm bưu thiếp hỏi thăm và chúc khỏi bệnh từ cô gái Huế, người ông từng thầm thương trộm nhớ. Trên tấm bưu thiếp ấy vẽ phong cảnh Huế đã làm ông cảm thấy xúc động nhớ lại hồi ức khi ở Huế và viết nên bài thơ này.

Trong bài văn này chúng ta sẽ cùng đi phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Đây là khổ thơ khắc hoạ vẻ đẹp của cảnh vật, con người thôn Vĩ nói riêng và xứ Huế nói chung:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Xem thêm >>> Phân tích khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Xem thêm >>> Phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ cho ta nhiều suy ngẫm. Có lẽ đó là một lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái xứ Huế. Trách Hàn Mặc Tử tại sao rời đi đã lâu nhưng chưa quay trở lại xứ Huế mộng mơ chơi. Thôn Vĩ là nơi trước đây thi sĩ từng sinh sống và học tập. Là nơi trước kia hai người có nhiều kỉ niệm. Câu thơ giống một lời mời gọi anh trở về với thông Vĩ. Đồng thời cũng có thể hiểu đây là lời tự vấn, tự trách bản thân của tác giả. Nhà thơ rời xa thôn Vĩ đã lâu mà chưa thể về thăm được. Tất cả chỉ là nỗi nhớ mong da diết và cả sự tiếc nuối bởi có lẽ bản thân sẽ không thể trở về được nữa. Tác giả không sử dụng từ “thăm” mà sử dụng từ “chơi” bởi với từ “chơi” khiến ta cảm nhận được sự thân thuộc, gần gũi của hai người và của tác giả với xứ Huế.

Loading...

Dù đã lâu không về thôn Vĩ nhưng khi nhận tấm bưu thiếp, những hình ảnh về thiên nhiên, con người xứ Huế cứ lũ lượt hiện ra trong đầu người thi sĩ:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi nhưng nhà thơ đã thành công vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh tươi đẹp, đầy sức sống. Trên nền không gian rộng lớn, những tia nắng ban mai tran hoà, đang rọi chiếu muôn nơi. Trong những khu vườn, nổi bật trên tầng cao và có thể nhìn thấy từ phía xa đó chính là những hàng cau cao tít. Những tán cau cũng chính là những sự vật được đón nhận tia nắng đầu tiên của ngày mới. Điệp từ “nắng” được nhắc đến hai lần trong một câu thơ càng khiến cảnh vật trở nên bừng sáng. Ánh nắng của buổi sớm mai không hề gay gắt mà ấm áp, nhẹ nhàng biết bao. Không gian như được đẩy lên tầm cao khiến bức tranh trở nên thoáng đãng, rộng lớn.

Hình ảnh những cây cau không chỉ là loài cây được trồng nhiều ở thôn Vĩ mà nó còn là loại cây trái thân thuộc với làng quê Việt Nam. Một loại cây gắn liền với phong tục ăn trầu, “miếng trầu là đầu câu chuyện” từ bao đời nay. Tiến đến khoảng cách gần và nhìn xuống phía dưới những tán cau, ta bắt gặp một khu vườn xanh mướt: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Câu thơ đã gợi lên một không gian với toàn sắc xanh mỡ màng, mượt mã của cây cối trong vườn. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã sử dụng hình ảnh so xanh nhiều sức gợi tả “Xanh như ngọc”. Ta có thể hình dung được vào buổi sớm mai, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lá đã được chiếu rọi những tia nắng ban mai khiến cho màu xanh của cỏ cây giống như một viên ngọc lớn. Câu thơ cũng giống như một lời ngợi ca cho chủ nhân của khu vườn khi đã tạo nên một khu vườn xanh tốt, tràn đầy nhựa sống.

Cuối cùng, cảnh vật dường như trở nên đẹp hơn, nên thơ hơn với sự xuất hiện của con người: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Lá trúc là hình ảnh tượng trưng cho sự mảnh mai, dịu dàng còn “khuôn mặt chữ điền” là sự vuông vắn, phúc hậu. Thiên nhiên và con người giống như hòa quyện vào nhau tạo nên nét mộng mơ, duyên dáng của thiên nhiên và những cô gái xứ Huế.

Qua khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả đã tái hiện lên một khung cảnh xứ Huế mộng mơ, một vùng thiên nhiên đẹp lại căng tràn sức sống. Thiên nhiên và con người nơi đây sẽ luôn khắc sâu trong lòng độc giả gợi ước muốn một lần được đặt chân tới xứ Huế để có thể tận mắt chứng kiến vẻ đẹp ấy.

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Xem thêm >>> Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Xem thêm >>> Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài Đây Thôn Vĩ Dạ

About adminbvh

Check Also

Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài làm: …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *