Home / Văn Mẫu Lớp 12 / Phân tích nghệ thuật trong Đời thừa của Nam Cao

Phân tích nghệ thuật trong Đời thừa của Nam Cao

Đề bài: Phân tích nghệ thuật trong Đời thừa của Nam Cao

Phân tích nghệ thuật trong Đời thừa

Bài làm:

Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1940-1945, là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đời thừa là một trong những tác phẩm tiêu biểu Nam Cao, tác phẩm không chỉ thành công về nội dung mà bên cạnh đó còn là thành công về nghệ thuật.

Tác phẩm “Đời thừa” mang tính luận đề và là cái cốt lõi trong tư tưởng văn học của Nam Cao, bởi nó đem vào tất cả những quan niệm về nghệ thuật, về nhân sinh mà tác giả đã từng dõng dạc tuyên bố và tâm đắc như một tuyên ngôn của nền văn học Việt Nam. Ở Đời thừa ta thấy có rất nhiều thứ nghệ thuật đặc sắc và hầu như đây là tác phẩm mà ở đó mang màu sắc và hình dáng của Nam Cao nhiều nhất, bởi nếu xét cho cùng Nam Cao cũng là một trí thức chân chính, vậy thì còn ai có thể hiểu trí thức hơn ông nữa. Chính vì thế nên khi viết Đời thừa Nam Cao không gặp quá nhiều khó khăn để đi sâu vào nhân vật như khi viết về người nông dân, ông viết một cách mạch lạc trôi chảy và dĩ nhiên điều đó đã tạo tiền đề tốt nhất để tác giả đưa vào những thứ nghệ thuật thú vị của riêng ông và cũng là nghệ thuật chung cho toàn bộ các tác phẩm của ông trong giai đoạn trước cách mạng như Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc,…

Nghệ thuật trong bài trước hết là tính dung dị, đời thường của tác phẩm, tác phẩm không nói đến một cái gì cao xa vĩ đại quá, mà lại đi sâu vào tìm hiểu những thứ tưởng bình thường đến tầm thường, mà cũng chính chúng đã đưa đến bi kịch cho nhân vật. Truyện viết về một chàng trai bình thường, cũng có hoài bão khát khao và niềm say mê văn học lớn lao trong xã hội cũ, nguyên tắc sống của anh chính là tình thương, nhưng vì cuộc sống gia đình quá khốn khó chật vật, cơm áo gạo tiền đè nặng trên đôi vai mà anh đã dần từng bước xa rời với lý tưởng cuộc sống ban đầu, để rồi suýt đánh rơi cả nhân cách. Về giọng điệu, ta dễ dàng nhận thấy giọng điệu chung của toàn tác phẩm là giọng điệu chua chát và buồn bã, kể cả trong những phân đoạn đoạn vui vẻ thì giọng điệu ấy vẫn mang những nỗi niềm riêng, bởi cái vui vẻ cái hạnh phúc ấy cũng chẳng thể nào át được nỗi đắng cay trong lòng của từng nhân vật, đặc biệt là Hộ một nhân vật đang sống trong sự giằng xé của lương tâm.

Loading...

Truyện có sắc thái chân thật, đậm triết lí trong cuộc sống. Ngôn ngữ và giọng văn rất đặc sắc, nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý đạt đến bậc thầy. Nam Cao đã phân tích rất sâu sắc, tinh tế những giằng xé trong tâm sự nhân vật. Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp, sau nữa là những dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là người nhân hậu, vị tha, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không vứt bỏ tình thương làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng khi rơi vào khủng hoảng quẫn bách, anh đã trút hết nỗi uất ức, buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ cho người mà mình hết lòng yêu thương rồi sau đó tự dày vò, ân hận vì chính điều đó. Nam Cao rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật. Có đoạn, nhà văn dùng lời kể chuyện để miêu tả nội tâm, có đoạn nhà văn dùng lời kể để miêu tả tâm lý nhân vật "hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng thời", có khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm mình "Ta đành bỏ phí một vài năm để kiếm tiền", có khi vừa là lời người kể, vừa là lời từ nội tâm nhân vật "Khốn nạn thay cho hắn. Chao ôi!". Tất cả đã góp phần diễn tả sinh động tâm lý nhân vật.

Đời thừa của Nam Cao vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc, vừa tố cáo xã hội phi nhân tính đã dồn ép con người vào bước đường của sự bi kịch. Với cốt truyện đơn giản, lối viết xây dựng truyện tự nhiên, Nam Cao đã cho người đọc thấy được chỉ có xã hội nhân đạo mới có thể khiến trí thức chuyên tâm tạo ra những sản phẩm có ích, có giá trị cho xã hội.

XEM THÊM >>>> Phân tích truyện ngắn Đời thừa

XEM THÊM >>>> Tóm tắt truyện ngắn Đời Thừa

XEM THÊM >>>> Cảm nhận về tác phẩm Đời thừa

XEM THÊM >>>> Nét tiêu biểu trong tính cách của văn sĩ Hộ

XEM THÊM >>>> Phân tích nhân vật Từ trong Đời thừa

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *