Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Đề bài: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Bài làm:

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được mọi người gọi với cái tên rất gần gũi “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi là truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình". Truyện được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng( tháng 2/1966). Sau này truyện được in trong "Truyện và kí" (xuất bản 1978).

Những đứa con trong gia đình” là tác phẩm mang một hàm ý sâu xa của tác giả. Truyện kể về những đứa con trong gia đình có truyền thống cách mạng, đó là gia đình hai chị em Chiến và Việt. Gia đình ấy cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của miền Nam Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những thành viên trong gia đình đều rất gan góc, dũng cảm, có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ giàu tình nghĩa thủy chung, son sắt với quê hương, với cách mạng. Mỗi một nhân vật trong truyện đều được Nguyễn Thi tả rất đặc sắc, hấp dẫn người đọc.

Nhân vật Việt được coi là trung tâm của câu chuyện hiện lên thật chân thực và sắc nét. Anh là đứa con tiêu biểu của gia đình. Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Khi những người thân bị chết dưới tay giặc đều là những người Việt yêu quí nhất: ông nội, ba mẹ. Gia đình chỉ còn lại chị Chiến, chú Năm, thằng út em với người chị nuôi đi lấy chồng xa. Việt hăng hái tham gia tòng quân giết giặc trả thù cho người thân, bảo vệ quê hương. Ở Việt ta luôn thấy được đó là “cậu tư” gan gạ, muốn lập nhiều chiến công như chị. Bị thương nằm tại chiến trường, Việt nhớ lại những hồi ức xưa về ba má, chú Năm, chị Chiến… Việt nhớ và hướng về đồng đội còn đang chiến đấu. Việt cũng rất dũng cảm, kiên cường khi đối mặt với kẻ thù. Việt đuổi theo chiếc xe bọc thép, chèo lên và liền tay thả ngay quả pháo vào khoang xe. Việt dũng cảm chủ động tìm giặc mà đánh. Bị thương, nằm bất động tại chiến trường nhưng ngón tay Việt vẫn sẵn sàng bóp cò nếu có tên giặc nào tới.

Loading...

Nhắc tới nhân vật Việt, ta thấy chất điển hình của người dân Nam Bộ trong sáng, tình nghĩa và kiên cường, sắt son với Tổ quốc. Việt mang nét hồn nhiên của một cậu con trai mới lớn.

Nhân vật Chiến (chị gái Việt) một người con gái cũng giống như Việt trải qua hoàn cảnh bi thương nhưng sớm trưởng thành, già dặn trước tuổi. Ở chị ấy được thừa hưởng những nét đẹp từ người mẹ. Đó là người con gái gan dạ, đảm đang, tháo vát nhưng cũng căm thù giặc sâu sắc. Chiến tòng quân ra chiến đấu trong một tiểu bộ đội nữ địa phương. Chị chiến đấu dũng cảm, coi cái chết cũng chỉ như “chết giấc” với câu nói bất khủ “Nếu giặc còn thì tao mất” và cô đã trở thành tiểu đội trưởng quân địa phương. Chiến vừa làm ba, vừa làm mẹ, vừa làm chị để chăm lo, lấp đầy khoảng trống cho các em.

Chiến đảm đang gánh vác cả gia đình thay cha và nuôi nấng những đứa em thay mẹ. Tiếng hát ru đưa thằng út em vào giấc ngủ, giọng nói trìu mến, cử chỉ nhẹ nhàng, sống chu đáo và bao dung. Việc nhà, việc tâm linh Chiến đều làm tốt. Ngay đến việc nước, Chiến cũng chẳng ngại ngần.

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi nổi bật nên ở nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật và xây dựng tình huống truyện. Tác giả mượn hình ảnh kí ức nhân vật Việt khi Việt bị thương nằm tại chiến trường để kể câu chuyện về những đứa con trong gia đình vừa chân thực, vừa tự nhiên. Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật xuất sắc. Qua đó, Nguyễn Thi ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người Nam Bộ trong những ngày tháng kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ.

Qua tác phẩm, Nguyễn Thi đã cho người đọc thấy được tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước của những con người nơi đây. Dù cho chiến tranh đã cướp đi của họ nhiều thứ nhưng ở họ luôn kiên cường, chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn để đánh giặc.

XEM THÊM >>>> Phân tích bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *