Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Đề bài: Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn
Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Bài làm:

Lỗ Tấn là một trong những nhà văn tiêu biểu có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XX. Ông là người luôn nêu ra những bức xúc trong đời sống tinh thần của dân tộc, phơi bày những thói xấu, bệnh hoạn của xã hội. Tiêu biểu trong các sáng tác của ông phải kể đến tác phẩm Thuốc.

Thuốc là một truyện ngắn được ông sáng tác năm 1919, bày tỏ sự băn khoăn, day dứt trước những vấn đề nhức nhối của xã hội Trung Quốc đương thời. Qua đó phê phán sự lạc hậu, mê muội của một bộ phận dân chúng. Truyện xoay quanh thứ “thuốc” kinh khủng, thứ thuốc làm từ bánh bao tẩm máu tươi những người tử tù bị chém đầu. Thứ thuốc ấy được nướng lên cho những người bị bệnh nan y dùng như bênh: phong, lao…. Rất nhiều người tin vào “thuốc” này và vợ chồng lão Hoa một chủ quán trà chính là những người tiêu biểu cho thói u mê, ngu muội đó. Hai người tích góp tiền để tới tận pháp trường mua thuốc cho đứa con trai đang bị lao nặng ở nhà. Tất nhiên thứ thuốc ấy chẳng thể chữa được cho đứa con trai độc đinh của ông, tiền mất tật mang, đứa con của ông vẫn chết vì bệnh lao.

Loading...

Không chỉ gia đình nhà lão Hoa mà đáng sợ hơn thế là rất nhiều người mê muội tin vào thứ thuốc quái dị đó. Cảnh đám đông hỗn độn xô đẩy để tranh nhau mua bằng được. Thứ thuốc đó còn được rao bán như những món hàng bình thường khác. Qua cảnh đó, Lỗ Tấn muốn bày tỏ thực trạng đáng lo ngại chính là phần đông dân chúng Trung Quốc đương thời vẫn tin vào những điều nhảm nhí, vô lí không có cơ sở khoa học. Họ ngu muội, mê tín dị đoan tiêm nhiễm vào đầu óc, sớm trở thành một căn bệnh tinh thần khó chữa.

Quán trà của vợ chồng lão Hoa cũng góp phần vào làm nổi bật lên căn bệnh tinh thần đáng sợ ấy. Đó là nơi những người dân bình thường tới tụ họp uống trà. Là nơi có những thông tin được lan truyền không những rất phong phú mà còn rất chân thật. Những vị khách như: cậu Năm gù, bác cả Khang, người hoa râm… như đại diện cho số đông dân chúng bấy giờ. Mọi người bàn tán về nhân vật Hạ Du, cho rằng có hai người gặp may trong cái án tử của Hạ Du. Đó chính là lão Hoa khi có máu chữa bệnh cho con, cụ Ba được khoản tiền và tránh được liên lụy khi tố cáo cháu mình – chính là Hạ Du. Tóm lại qua sự việc mua bánh bao máu và những vị khách ở quán trà của lão Hoa đã cho ta thấy được quần chúng Trung Quốc đương thời mê muội đến nhường nào. Lỗ Tấn cho rằng họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ”.

Bên cạnh đó không thể không nhắc tới nhân vật Hạ Du. Tuy không được xuất hiện trực tiếp mà chỉ thông qua những lời của nhân vật khác và thái độ của người kể chuyện có thể thể thấy đây là một người yêu nước dũng cảm. Dù vậy không ai thực sự hiểu anh, là một người anh hùng cô đơn. Anh đổ máu vì mọi người nhưng họ lại lấy máu anh để làm thuốc. Có thể nói Hạ Du chính là hình ảnh biểu trưng cho cách mạng Tân Hợi. Một cuộc cách mạng góp phần lật đổ chế độ phong kiến nhưng lại xa rời quần chúng nên gặp thất bại. Từ nhân vật này, nhà văn Lỗ Tấn đã bày tỏ sự thành kính, tôn trọng đối với cuộc cách mạng đó. Cuối truyện ở cảnh đi thăm mộ, trên mộ của Hạ Du đã có những cánh hoa trắng, hoa hồng được xếp thành vòng tròn được mẹ anh nhìn thấy và thấy mừng vì đã có người hiểu con mình. Bên cạnh đó cũng thể hiện cảm xúc chua xót, đau khổ khi thốt lên câu hỏi: “Ai đã đến đây?”, “Thế này là thế nào?” khi đứng trước mộ con.

Tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn với lối viết cô đọng, súc tích. Ông đã lựa chọn những hình ảnh đặc sắc giàu ý nghĩa biểu tượng như: chiếc bánh bao tẩm máu, vòng hoa xếp tròn, con đường mòn… để làm điểm nhấn gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Qua tác phẩm cho thấy sự suy tư, day dứt của tác giả trước số phận và tương lai của dân tộc mình. Ông xứng đáng với vị trí cây đại thụ trong nền văn học nước nhà, một vị danh nhân văn hoá thế giới. 

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *