Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Bài làm:

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn trong tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài, được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng. Tác phẩm đặc biệt lôi cuốn, hấp dẫn nhờ lời văn giản dị, mộc mạc, am hiểu văn hóa dân tộc, và nêu bật được giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo sâu sắc.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ kể về hai cuộc đời, hai số phận đó là Mị và A Phủ. Nhân vật Mị, một cô gái xinh đẹp bị bắt về làm con dâu trừ nợ nhà Thống lý Pá tra, cuộc đời Mị tăm tối và đau khổ từ đó. A Phủ vì dám đánh con quan nên bị phạt và làm làm đầy tớ không công cho nhà Thống lý. Hai cuộc đời đau khổ gặp nhau, tìm đến nhau, họ thành vợ chồng và tìm đến cách mạng.

Có thể nói toàn bộ đoạn trích trong sách giáo khoa văn lớp 12 là tất cả những chuỗi ngày cực nhọc mà Mị phải trải qua. Cuộc đời Mị hiện lên qua những trang văn đầy hiện thực của tác giả, bằng con mắt ngây thơ, trong sáng, Mị đã từng khuyên cha “con biết cuốc nương, làm ngô, con sẽ cuốc nương, làm ngô trả nợ thay cha, cha đừng bán con cho nhà Thống Lý”. Nhưng, xã hội ngày ấy, khi đồng bào bị áp bức bởi bọn chúa đất, bởi bọn cho vay nặng lãi đã ép con người ta đến bước đường cùng. Mị bị bắt về làm dâu trừ nợ, cuộc sống ấy đã khiến cô từng nghĩ đến cái chết, một sự giải thoát đầy tiêu cực, bế tắc. Ở địa ngục trần gian của nhà Pá Tra, bao vất vả, cực nhục nhất đổ lên đầu Mị. Mấy năm sau khi người bố già qua đời, Mị cũng không nghĩ đến cái chết nữa, bởi vì Mị đã quen với cái khổ rồi. Mị tưởng như mình cũng là con trâu, con ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Đời Mị chỉ là những công việc nối tiếp nhau, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng cứ thế làm đi làm lại: tết xong thì hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, cuối mùa đi bẻ bắp… thêm vào sự đọa đày thể xác ấy, còn là ách áp chế về tinh thần mê tín, thần quyền đã hỗ trợ rất đắc lực cho giai cấp thống trị.

Loading...

Không chỉ dừng lại ở đó, ở tầng sâu hơn, ngòi bút Tô Hoài còn nêu lên một sự thực đau lòng, con người bị áp bức, nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng, kéo dài đến một lúc nào đó, sẽ bị tê liệt cả tinh thần phản kháng, cô đã dường như phó mặc thân phận mình cho định mệnh. Nhưng, đó chỉ là một phần trong con người Mị, sức mạnh của ngòi bút nhân đạo Tô Hoài không chỉ dừng lại ở tình cảm xót thương Mị, ở sự tố cáo tàn bạo giai cấp thống trị, mà còn ở chỗ nhìn ra con người bên trong của nhân vật. Tác giả đã tìm sâu vào tận cùng ý thức và trong đáy sâu của tiềm thức nhân vật, cho thấy vẫn còn le lói chút ánh sáng, hơi ấm của sự sống.

Trong lúc Mị muốn được giải thoát, chỉ là một đêm thôi, một đêm như bao người khác “người ta cũng có vợ có chồng, người ta cũng được đi chơi, đằng này Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải sống với nhau”. Một suy nghĩ hiện lên, tuy nhiên trong lúc ấy Mị đã bị A Sử vùi dập, hắn trói Mị vào cột, thậm chí còn cuốn tóc Mị một cách dã man khiến Mị không sao cử động được. Hiện thực hiện lên đầy trần trụi, tố cáo sự tàn ác của bọn thống trị thời đó nhưng cũng đầy cảm thương đối với nhân vật Mị.

Hồng Ngài vào mùa đông thật khiến con người ta sợ hãi, hai số phận gặp nhau Mị và A Phủ. Hai con người bị giam chặt, kìm hãm, bị áp đặt cuộc sống. Mị cắt dây trói cứu A Phủ đồng thời cũng là tự cắt đứt sợi dây vô hình đã trói chặt cô vào quãng đời tủi nhục.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã cho ta thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân trước cách mạng, tố cáo xã hội lộng quyền thời bấy giờ. Tác phẩm cũng đề cao giá trị con người, khi người nghèo bị áp bức thì họ sẽ tự tìm con đường giải thoát cho chính mình và chỉ có con đường đến với cách mạng là con đường đem đến hạnh phúc cho họ.

XEM THÊM >>> Lập dàn ý phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

XEM THÊM >>> Dàn ý phân tích nhân vật Mị

XEM THÊM >>> Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

XEM THÊM >>> Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

XEM THÊM >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …