Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Phân tích truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Đề bài: Phân tích truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Phân tích truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Phân tích truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Bài làm:

Truyện Một người Hà Nội được Nguyễn Khải sáng tác năm 1990 và in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi (1995). Tác phẩm là những cảm nhận của nhà văn về lối sống của người Hà Nội gắn liền với lịch sử và quá trình đổi mới của đất nước.

Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, được miêu tả ở nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử dân tộc. Cô xuất thân trong một gia đình khá giả, có nề nếp và có trí thông minh hơn người. Cô là một người sống ngay thẳng, dám bày tỏ trực tiếp quan điểm sống của mình. Dù cho xã hội có thay đổi thì cô vẫn giữ được lối sống đẹp, cách cư xử nhã nhặn, thanh cao của người Hà Nội. Với cô Hiền, mảnh đất Hà Thành là nơi cô không thể rời xa, dù cho có thời điểm bom đạn đổ xuống, nhiều hiểm nguy bao gia đình cô.

Trong mắt nhân vật “tôi” thì cô Hiền là người tư sản, một kiểu người không thể tin cậy được. Gia đình cô sống khác với quan điểm của “tôi”, một người vô sản. Nhà cô quá rộng cũng là một cái tội, “cái mặc cũng sang trọng quá”, “cái ăn nữa cũng không giống với số đông”… Có lẽ vì thế mà nhân vật “tôi” khi khai lí lịch đã không dám ghi tên cô Hiền, thêm nữa “Tôi vẫn đinh ninh cô phải thuộc giai cấp tư sản vì cô có gương mặt đặc biệt là tư sản, càng già lại càng rõ”. Một người phụ nữ nổi tiếng Hà Thành, cô có những toan tính riêng cho cuộc đời mình khiến ai cũng bất ngờ trước lựa chọn của cô. Năm ba mươi tuổi cô mới đi lấy chồng, người cô chọn làm chồng là một ông giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ. Cô quan điểm “đùa vui một thời son trẻ thế là đủ” đã đến lúc làm vợ hiền, mẹ tốt và cô cũng chẳng chọn một ông quan hay một văn nghệ sĩ nào làm chồng như người ta vẫn nghĩ.

Loading...

Xem thêm >>> Nội dung và nghệ thuật bài Một người Hà Nội

Xem thêm >>> Cảm nhận truyện Một người Hà Nội

Cái thông minh, tài sắc vẹn toàn của cô Hiền còn được thể hiện qua việc cô chăm chút cho gia đình, dám nghĩ, dám làm. Vừa giỏi trong làm ăn kinh tế lại vừa đảm việc nhà. Cô thường đưa ra những lời khuyên kịp thời cho chồng ví như việc chồng định mua máy in, bán căn nhà thứ hai cho người bạn kháng chiến về để tránh đàm tiếu và bị “soi” vì có hai căn nhà. Đến cả việc kinh doanh của cô cũng được tính toán kĩ lưỡng cho phù hợp với chế độ mới đó là bán hoa giả vừa không phải thuê người để mang tiếng tư sản. Cô thẳng thắn bày tỏ: “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn”. Thế mới thấy cô thức thời và trí tuệ hơn người như thế nào. Bên cạnh việc lo kinh tế cô còn truyền dạy cho những đứa con của mình từ cách ngồi, cách ăn, cách nói chuyện, dạy chúng “không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Dạy con lối sống và văn hoá người Hà Nội, về lòng yêu nước và trách nhiệm với đất nước. Điều đó được thể hiện trong việc dù rất thương xót con nhưng cô không phản đối khi hai người con tình nguyện đi ra chiến trường. Có thể thấy dù ở cương vị nào đi chăng nữa, cô Hiền vẫn giữ được cốt cách thanh cao, cư xử mẫu mực. Giữa những lời đàm tiếu xung quanh, giữa lúc thời cuộc thay đổi nhưng cô vẫn tự tin, chẳng mảy may lo sợ. cô luôn biết đâu là giới hạn, chuẩn mực để có thể giữ cho mình và gia đình không “đủ” tiêu chuẩn trở thành nhà tư sản. Chẳng cần làm chủ, bóc lột ai cô cũng có thể chăm lo tốt cho gia đình, mọi việc đều có thể tự sức mình làm.

Bên cạnh đó, trong truyện Một người Hà Nội tác giả còn sáng tạo người kể chuyện xuất hiện xuyên suốt tác phẩm với giọng kể đầy chiêm nghiệm và triết lí. Thông qua lời kể đầy hóm hỉnh, chân thật, vùng đất Hà thành cùng với người dân nơi đây đã hiện lên một cách đầy sinh động, hấp dẫn.

Cuối cùng có thể khẳng định nhà văn Nguyễn Khải đã rất thành công với tác phẩm Một người Hà Nội trong việc khắc hoạ nét đẹp riêng không lẫn với bất kì đâu, vẻ đẹp truyền thống của con người thuộc về mảnh đất kinh kì này. Qua đó bày tỏ tình yêu đối với Hà Nội, với vẻ đẹp ngàn năm văn hiến. Đồng thời cho thấy xu thế bài trừ những cái xấu xa đang du nhập vào nền văn hoá, người Hà Nội vẫn giữ được cái bản sắc, nếp sống thanh cao vốn có của mình.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *