Home / Những Bài Văn Hay / Tình huống nhặt vợ của Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân

Tình huống nhặt vợ của Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân

Đề bài: Tình huống nhặt vợ của Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân

tình huống nhặt vợ của tràng

Bài làm

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta trong nạn đối khủng khiếp năm 1945. Tác giả viết truyện này ngay trong nạn đói, với cái tên ban đầu là Xóm ngụ cư, nhưng vì thất lạc bản thảo nên đến sau hòa bình 1954 ông mới viết lại và cho ra mắt bạn đọc với tựa dề là “Vợ nhặt”. Với tác phẩm này Kim Lân đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn và mới lạ.

Năm 1945, cái năm Ất Dậu ngày ấy đã trở thành nỗi kinh hoàng của lịch sử. Hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói là con số mà hàng trăm hàng nghìn năm sau mỗi lần nhắc tới không khỏi rùng mình ghê sợ về cái thời mà trên trời từng đàn quạ đen rỉa xác người chết đói bay lên, gào lên từng hồi tha thiết. Dưới đất bên những gốc đa gốc gạo xù xì, bóng những người đói đi lại dật dờ như những bóng ma. Không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người, tất cả tạo nên một bầu không khí ảm đạm tang tóc và thê lương. Cái đói, cái chết len lỏi vào ngõ ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm đến từng người, cõi âm hòa với cõi dương, cuộc sống mấp mét bên bờ vực của cái chết. Giữa bối cảnh tối xầm lại vì đói khát ấy thì một việc hệ trọng nhất của một đời người lại diễn ra một cách nhanh chóng vội vàng, đó là việc anh cu Tràng có vợ.

Tình huống truyện được bộc lộ ngay từ nhan đề tác phẩm đó là tình huống “nhặt vợ”. Tình huống đó có những nghịch lí, những điều không bình thường, nằm trong từ “nhặt”. Từ “nhặt” chỉ dùng cho đồ vật rơi vãi không có giá trị, từ “vợ nhặt” có nghĩa là nhặt được vợ giống như nhặt cái rơm, cái rác ở ngoài đường. Tình huống đó đã xuyên suốt cả tác phẩm.

Nhân vật anh cu Tràng là một gã trai nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư. Anh sống cùng mẹ già trong nếp nhà xiêu vẹo bên mảnh vườn rúm ró những đám cỏ dại. Giữa ngày đói câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, mang cảm giác vui vui. Anh cũng thật hào phóng khi mời cô gái món quà quê. Anh cu Tràng chỉ với vài câu “tầm phơ tầm phào” mà có người phụ nữ theo về làm vợ.

Thị là người phụ nữ không quê quán, không họ hàng, xuất hiện giữa chợ tỉnh.Với vài câu nói đùa bâng quơ của anh Tràng:

“ Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Chẳng hiểu sao lúc đó chàng lại có thể nói ra những lời có cánh đến như vậy. Dẫu biết rằng có khối đấy mà cơm trắng mấy giò thế mà Thị vẫn ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

Loading...

Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì Thị ở đâu sầm sập chạy đến. Anh Tràng mời Thị ăn, thế là Thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong Thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: “Hà, ngon!”. Và chỉ với câu nói bâng quơ của Tràng “ này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa ai ngờ Thị về thật. Thế là một đám cưới diễn ra.

Tràng có vợ thực là một chuyện éo le, đám cưới của Tràng và Thị cứ ngỡ như chỉ có trong chuyện cổ tích, vậy mà nó lại là một đám cưới có thật ở xã hội Việt Nam khi chìm dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Đám cưới gì mà không một lễ nghi dạm hỏi? chẳng lẽ bốn bát bánh đúc là toàn bộ sính lễ ư? Bà cụ Tứ còn không tin nổi lại có đứa con gái theo không về làm vợ Tràng, làm con dâu mình.

Tình huống nhặt vợ oái oăm và bi thương, nó đã đè nặng lên những kiếp người đáng thương. Cái đói không có hình khối nhưng lại có sức ám ảnh rất lớn, trước tình huống này các nhân vật đề rơi vào tình thế bối rối, khó xử. Tràng chậc lưỡi mặc kệ cho số phận, người đàn bà tủi thân khi mà liếc nhìn gia cảnh nhà chồng, còn bà cụ Tứ nghẹn ngào xót xa, do vậy trước tình huống này cong người không biết nên vui hay nên buồn, không biết đó là hạnh phúc hay sự bất hạnh.

Từ tình huống trên, nhà văn đã cho thấy một điều rằng, tình huống bao giờ cũng là điểm nút của cốt truyện, nó có tác dụng tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của truyện, là nơi để bộc lộ tính cách nhân vật, rối từ đó thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân chính là tình huống truyện đầy độc đáo. Cái nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu người bị chết đói ấy đã trôi qua nhưng câu chuyện “nhặt vợ” của anh Tràng thì vẫn sống cùng tâm hồn, cùng nỗi đau và niềm tin của người dân Việt Nam. Qua đây, tác giả cũng lên án tội ác của kẻ xâm lược là thực dân Pháp và phát xít Nhật, những kẻ đã gây ra tội ác cho dân tộc Việ Nam.

XEM THÊM >>> Kể lại truyện Vợ nhặt

XEM THÊM >>> Phân tích người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt

XEM THÊM >>> Phân tích nhân vật Tràng

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *