Home / Văn Mẫu Lớp 12 / Tóm tắt truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam

Tóm tắt truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam

Đề bài: Tóm tắt truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam

tóm tắt truyện bắt sấu rừng u minh hạ

Bài làm:

Sơn Nam (1926- 2008) còn có bút danh khác là Phạm Anh Tài. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ thời kháng chiến chống Pháp ở khu IX. Từ năm 1954-1975 ông làm báo, viết văn tại Sài Gòn. Ông đã có rất nhiều tác phẩm về tình yêu với quê hương ,đất nước cũng như những tác phẩm mang đậm màu sắc Nam Bộ, trong đó có truyện ngắn “bắt sấu rừng U Minh Hạ”.

Câu truyện tái hiện lại toàn cảnh thiên nhiên vùng U Minh hạ cũng như cảnh sinh hoạt, mưu sinh của người dân nơi đây. Thiên nhiên hiểm trở đó chính là thiên nhiên rừng xanh nước độc ấy – rừng U Minh, đặc biệt trong chốn rừng thiêng ấy còn có cả đàn sấu. Những con cá sấu nguy hiểm đã giết hại biết bao nhiêu người dân nơi đây. Họ phải vào rừng để kiếm ăn kiếm kế sinh nhai nhưng ở đó cũng có thể là địa ngục của họ nếu như họ gặp đàn sấu ấy. Chúng to khỏe và nguy hiểm khiến ai là dân trong vùng ấy đều sợ, họ chỉ biết khóc lóc thương tiếc những người thân xấu số của mình chứ chưa ai dám động đến chúng.

Đàn cá sấu ấy không chỉ đông đảo về số lượng mà chúng còn rất khôn lanh, con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá. Duy có con sấu già trợn mắt hướng về lũ người rồi bò lui. Nghi ngờ gì nữa! Con sấu nọ có đốm đỏ ngay giữa tam tinh. Nó là “sấu chúa” sống lâu đời, nhiều phen kịch chiến với loài người. Khi ở trên cạn, sấu khôn nguy hiểm bằng nột con rắn hổ mang. Sấu chúa khôn lắm, nó toàn dụ địch thủ vào hang của nó ở nơi nước sâu. Tác giả miêu tả thật sống động những hoạt động của đàn cá sấu khôn lanh và đồng thời qua đó chúng ta thấy nếu không xử lý được chúng thì còn nhiều người dân nữa biến thành thức ăn của chúng.

Loading...

Thế rồi giữa những khó khăn ấy xuất hiện ông Năm Hên một người gan dạ và có một chiến thuật để đánh bại đàn cá sấu ấy. Ông Năm Hên là người chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đã chủ động tìm đến ngọn rạch Cái Tàu. Ông là người nông dân nghèo. Bài hát gọi hồn của ông nghe thật ảo não, rùng rợn. Đó là gọi những cô hồn. Họ chẳng được ai cúng bái vì không biết bị chết ngày nào. Những con người xấu số, thiệt phận ấy chỉ vì miếng cơm, manh áo mà phải lìa bỏ gia đình, người thân “Xa cây, xa cối, xa cội, xa cành”. Ông nhận mình là người bắt sấu trên khô, không cần lưỡi như người đi câu cá sấu. Mà lại bắt bằng tay không. Ông chỉ cần người dẫn đường còn tự mình dùng mưu để bắt cá sấu. Ao cá sấu ở rạch do ông Năm Hên và Tư Hoạch đào cho cạn dần nước ở trong ao. Đốt lửa cho bén xuống lau sậy loại to trong ao. Nước cạn, cá sấu bị nóng theo rạch đào sẵn lên rừng. Khi sấu há miệng đớp mồi, bị ông Năm Hên đút vào miệng sấy khúc mốp làm dính chặt hai hàm răng. Cắt cái gân đuôi làm đuôi sấu bị tê liệt. Lấy dây thừng trói hai chân sau quặt về phía sau. Còn chân trước để sấu tự bơi theo thuyền.

Ông Năm Hên có mưu mẹo thật tài ba: Đúng là tay không mà bắt sấu. Điều đó cho thấy người nông dân ở xứ rừng sông nước Cà Mau rất hiểu biết thiên nhiên, dẫu có phải đối mặt với hiểm nguy vẫn sáng tạo mọi cách để vượt qua và chiến thắng. Ông Năm Hên bắt cá sấu như loại trừ một thảm họa của thiên nhiên đối với con người. Ở đời thấy thảm họa mà tìm cách chạy trốn thì dù có chạy đến cùng trời cuối đất, thảm họa vẫn cứ đến. Phải tìm mọi cách trừ thảm họa ấy. Ông Năm Hên đã từng mất một người anh ruột, cũng như chứng kiến bao con người vì kế sinh nhai hằng ngày, khai khẩn đất hoang ở xứ U Minh Cà Mau này mà bị lìa bỏ người thân vì bị cá sấu ăn thịt.

Có thể thấy, rừng U Minh lúc hoang sơ nguy hiểm thế nào, thiên nhiên không chỉ mang lại nguồn thức ăn mà còn có cả những hiểm nguy khác nữa. Tuy vậy, con người nơi đây vẫn kiên cường vượt qua khó khăn, vượt qua hiểm nguy để giành lại sự sống cho mình.

XEM THÊM >>>> Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành

XEM THÊM >>>> Kể lại truyện Vợ nhặt

XEM THÊM >>>> Kể lại truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *