Home / Những Bài Văn Hay / Vẻ đẹp nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Vẻ đẹp nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Đề bài: Vẻ đẹp nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Vẻ đẹp nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội
Vẻ đẹp nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội

Bài làm:

Một người Hà Nội là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về vẻ đẹp của người Hà Nội, một vẻ đẹp vừa truyền thống lại vừa mang những nét đẹp riêng không trộn lẫn với bất kỳ nơi nào. Qua truyện ngắn, Nguyễn Khải cũng bày tỏ tình yêu mến với mảnh đất Kinh kì, với con người đang ngày ngày bài trừ những cái xấu xa đang du nhập vào nền văn hoá Việt để giữ được nếp sống thanh cao vốn có của mình.

Cô Hiền là nhân vật chính của truyện được khắc họa thông qua lời trần thuật của nhân vật “tôi”. Tác giả không miêu tả về vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật mà chỉ chú trọng giới thiệu về ngôn ngữ, cách sống và cách ứng xử của cô Hiền trong các mối quan hệ khác nhau. Người cháu thì nhận xét cô là người tư sản và chính cô cũng phản pháo một cách thản nhiên lại rằng: “Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”. Không chỉ nhân vật “tôi” mà cả những bà hàng xóm, bạn bè cô hiền cũng ngờ vực nghĩ cô là tư sản, thấy lạ khi cô không phải đi học tập. Lúc đó cô chỉ nhẹ nhàng trả lời: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”, có thể thấy cô Hiền là người rất tinh tường, khôn ngoan và “thức thời”.

Xem thêm >>> Cảm nhận truyện Một người Hà Nội

Xem thêm >>> Phân tích truyện Một người Hà Nội

Loading...

Vẻ đẹp của nhân vật Hiền được thể hiện qua việc cô làm tròn nghĩa vụ người vợ, là người mẹ tốt, một người có tài kinh doanh và quan trọng hơn hết là không đặt gia đình vào cảnh “đủ tiêu chuẩn” trở thành tư sản. Trong việc làm ăn, cô Hiền cho thấy sự thức thời, khôn ngoan khi lựa chọn hoa giấy làm vật phẩm buôn bán. Đây là loại hàng hoá bán đắt hàng, chịu thuế nhẹ, lại tự có thể làm được nên chẳng mang tiếng tư sản. Cô đưa ra cho chồng những lời khuyên hữu ích, kịp thời để giữ gìn cho gia đình. Đó là khi chồng cô muốn mua máy in để kinh doanh thì cô đã ngay lập tức hỏi ông có đứng máy được không? Có sắp chữ được không? Rồi khẳng định: “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì? Đã có thợ rất có chủ. Ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?”. Đó là cách cô gìn giữ gia đình không chạm tới giới hạn trở thành tư sản. Nó còn được thể hiện ngay ở việc cô đã bán căn nhà thứ hai ở Hàng Bún cho người bạn mới ở kháng chiến về để thể hiện mình chỉ đủ ăn, đủ ở, không có dư giả gì với hàng xóm, với chế độ. Cô kết luận với đứa cháu rằng: “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn”. Qua lời nhận xét ấy có thể thấy cô Hiền đã nhận thức sâu sắc được mặt hạn chế của chế độ mới, thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân. Cô giữ mình trong cái khuôn phép, thể hiện mình là công dân tốt của xã hội.

Trong mối quan hệ của cô Hiền với mọi người xung quanh, cô luôn là người thực tế, ngay thẳng. Với người cháu là nhà văn cô không ngại đưa ra sự phê bình cái thói gia trưởng: “người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Quan điểm của cô đó là bên cạnh trụ cột là người chồng thì người vợ vẫn có quyền đóng góp, quyền quyết định những vấn đề trong gia đình. Thế mới thấy cô là người có tư tưởng dân chủ, có lối sống của những con người hiện đại.

Với vai trò người mẹ, cô Hiền là người đề cao những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức. Điều đó được thể hiện trong cách cô dạy dỗ con cái từ việc đi đứng, ăn uống đến cách nói chuyện trên bàn ăn. Với người khác như nhân vật “tôi” thì đó là sự nghiêm khắc quá mức nhưng cô vẫn luôn giữ quan điểm khi dạy con: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Cô thương yêu con cái, mong muốn con mình thành người biết sống tự trọng, là công dân có ích. Chính vì thế dù xót con nhưng cô vẫn đồng ý khi hai người con xin đi lính, bởi hơn thế cô không muốn con mình sống không có trách nhiệm, sống bám vào sự hi sinh của bạn bè.

Tóm lại qua tác phẩm Một người Hà Nội ta thấy được vẻ đẹp của cô Hiền, của người Hà Nội gốc. Đó là một vẻ đẹp sống với chuẩn mực xã hội, có nề nếp, gia giáo. Cô Hiền biểu trưng cho một người công dân có trách nhiệm, một người mẹ yêu thương con, biết cách giáo dục con cái và một người công dân có trách nhiệm với tổ quốc.

Xem thêm >>> Nội dung và nghệ thuật bài Một người Hà Nội

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *