Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

 Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Bài làm

Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau cách mạng tháng tám nhưng dang dở. Sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Vợ nhặt”, nhan đề của tác phẩm đã gợi cho người đọc sự tò mò, sự hứng thú. Chuyện dựng vợ gả chồng vốn là một chuyện hệ trọng của cả một đời người, chính vì thế việc này cần được xem xét kĩ lưỡng vậy mà ở đây lại là “vợ nhặt”. Cưới vợ mà lại gọi là nhặt vợ được sao? Một con người được “nhặt” về rồi trở thành vợ gợi cho người ta liên tưởng đến việc nhặt một món đồ, như thể một thứ gì đó được lượm một cách vô tình và ngẫu nhiên từ ngoài đường. Chỉ riêng nhan đề tác phẩm mà tác giả cũng đã để lại sự ám ảnh đối với người đọc.

Mở đầu truyện ngắn, tác giả đã phác họa hình ảnh nhân vật anh cu Tràng “hắn bước đi ngật ngưỡng, vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai bên quai hàm bạnh ra…” Chỉ với vài chi tiết đó, người đọc cũng đã hình dung được diện mạo xấu xí của một anh nông dân nghèo rách mùng tơi. Là một gã trai nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư. Anh âm thầm sống cùng mẹ già trong nếp nhà xiêu vẹo bên mảnh vườn rúm ró những đám cỏ dại. Anh thật thân thiện dễ mến nên được lũ trẻ con coi như người bạn. Đó cũng là chàng trai lao động khỏe khoắn yêu đời giữa cuộc sống đói nghèo lam lũ. Giữa ngày đói câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, mang cảm giác vui vui. Anh cũng thật hào phóng khi mời cô gái món quà quê. Anh cu Tràng chỉ với vài câu “tầm phơ tầm phào” mà có người phụ nữ theo về làm vợ.

Một người không tên tuổi chỉ được gọi là Thị, không quê quán, không họ hàng, xuất hiện giữa chợ tỉnh, phận gái giữa đường bèo bọt dẻ dúng chẳng có giá trị gì, giữa lúc đói khát đã đẩy Thị đến bờ vực của cái chết. Cái đói còn biến Thị trở thành kẻ liều lĩnh cùng đường. Trước miếng ăn, hai con mắt của Thị sáng lên, ngồi cắm đầu ăn một chọc bốn bát bánh đúc, thế rồi sẵn sàng theo không người ta chỉ bằng mấy câu nói tầm phào. Lúc đầu Thị hiện lên là một người cong cớn, sưng sỉa, vô duyên. Sau đó, khi về làm vợ Tràng Thị lại khép nép, hiền hậu, ngoan ngoãn, thu vén cho gia đình.

Loading...

Mẹ Tràng, bà cụ Tứ, là người hiểu rõ tình cảnh của nhà mình, con mình nhất cho nên càng khó tin Tràng có vợ. Thấy người đàn bà lạ đứng ở đầu giường con mình, bà cụ cứ ngơ ngác tự hỏi: “Quái sao có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?” Cái ngạc nhiên, nghi vấn của bà cụ cũng dễ hiểu bởi lẽ, nghèo như con trai bà thì ai thèm lấy. Vả lại trong cơn đói khát thế này, nuôi thân còn chả nổi, lấy gì nuôi vợ nuôi con. Tình huống khiến người đọc nhớ mãi, hình ảnh khiến người đọc khi nhắc đến tác phẩm này đều không quên là hình ảnh “nồi cháo cám” trong buổi bữa cơm đón dâu đầu tiên. Hình ảnh “nồi cháo cám” là hiện thân của cái đói nghèo đến cùng cực trong một gia đình “không còn gì giá trị nữa”.

Trái ngược với tâm trạng hân hoan của Tràng, lo lắng của bà mẹ thì người phụ nữ làm vợ Tràng lại cảm thấy buồn tủi nhất. Lấy chồng là chuyện thiêng liêng là hạnh phúc của cả một đời người, vậy mà ở đây Thị có biết Tràng tốt xấu ra sao. Chỉ một câu hò bâng quơ và bốn bát bánh đúc là theo người ta về. Chính cảnh nghèo đói đã đẩy con người ta đến cảnh chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự trọng.

Đi sâu vào tâm lí của từng nhân vật, Kim Lân đã cho người đọc thấy được một bức tranh hiện thực sống động. Ở đó con người ta chỉ toàn nghèo khổ nhưng lại có những phẩm chất tốt đẹp. Hành động của Tràng khi cưu mang người phụ nữ kia cho thấy Tràng là một người hào phóng và nhân hậu. Mẹ Tràng cũng vừ vui vừa tủi chấp nhận nàng dâu, trong bà luôn có niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn.

Với ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, tác giả đã cho người đọc thấy được một khung cảnh nghèo đói của người dân Việt Nam những năm 1945. Qua đó lên án tội ác của bọn thực dân và phát xít xâm lược.

XEM THÊM >>>> Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ Nhặt

XEM THÊM >>>> Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

XEM THÊM >>>> Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

XEM THÊM >>>> Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị 

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *