Home / Những Bài Văn Hay / Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Bài làm:

Tác phẩm Rừng xà nu ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt năm 1965. Tác phẩm tựa bản anh hùng ca đậm màu sắc sử thi về con người Tây Nguyên trong kháng chiến. Nguyễn Trung Thành đã dựng lên một vài hình tượng nhân vật tiêu biểu cho các lớp thế hệ dân làng Xô Man. Trong đó, hình tượng nhân vật T’nú là điển hình và được tác giả xây dựng rất thành công.

Tnú là người Strá, anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh lớn lên trong vòng tay yêu thương bao bọc của người dân làng Xô man. Với anh, dân làng Xô man và cụ Mết đã trở thành gia đình thứ hai của anh.

Tnú được xem là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, cũng như hình tượng của rừng xa nu đại ngàn. Nguyễn Trung Thành đã khéo léo xây dựng nhân vật này với những tính cách, đặc điểm mang đậm dáng dấp Tây Nguyên. Tnú là người mang số phận đau thương, có cả những nỗi đau thương riêng và nỗi đau chung của dân làng Xô Man. Tnú mang ba mối thù lớn, của bản thân, gia đình và của quê hương. Tnú tựa một cây xà nu trưởng thành giữa đại ngàn xà nu. Khi người dân làng Xô Man chịu mất mát đi anh Quyết, anh Xút, bà Nhan… thì Tnú cũng mang nỗi đau chứng kiến người thân, gia đình bị giết hại. “Tnú không cứu được vợ con”, cụ Mết nhấn mạnh nhiều lần nỗi đau ấy. Cuối cùng, Tnú còn mang nỗi đau quê hương. Tnú chứng kiến quê hương bị giày xéo, thiên nhiên bị tàn phá. Tnú cùng con người và cánh rừng xà nu đều “nằm trong tầm đại bác của giặc”. Do đó, anh là hội tụ của tất cả nỗi đau thương của mảnh đất Tây Nguyên.

Loading...

Tnú mặc dù học rất chậm “học chữ o thì quên chữ a” nhưng lại có được sự kiên trì và nhẫn nại. Tnú quyết tâm ghi nhớ lấy lời của anh Quyết “Phải học giỏi mới làm được cán bộ giỏi” nên Tnú đã quyết tâm để học hành thật tốt. Sau khi Tnú vượt ngục trở về làng, anh như một cây xà nu to lớn, vạng vỡ. Anh tượng trưng cho cả dân tộc xô man, cho rừng xà nu vẫn kiên cường đến cùng để chống lại sự tàn phá ghê rợn của kẻ thù. Khoảnh khắc Tnú chứng kiến cảnh vợ và con chết trước mặt mình, lòng căm hận trong anh sôi lên sùng sục, “hai mắt như hai ngọn lửa lớn”. Anh đã lao đến để cứu mẹ con Mai nhưng không cứu được, anh còn bị bắt và tra tấn dã man. Hình ảnh đôi bàn tay Tnú bị thiêu cháy khiến cho người đọc bị ám ảnh “một ngón, hai ngón, ba ngón cháy rồi lại bén rất nhanh, trong tích tắc mười ngón tay Tnú như mười ngọn đuốc sống”. Anh chịu đựng bao nhiêu đau đớn về thể xác và tinh thần nhưng lòng căm thù trong anh vẫn còn cháy rừng rực.

Khi đã được tham gia lực lượng của cách mạng, Tnú là một người tôn trọng kỉ luật đề ra. Tuy rất nhớ quê hương, nhớ dân bản nhưng Tnú chỉ chở về thăm quê hương khi có giấy phép, trong giấy ghi được về bao nhiêu ngày thì anh chỉ về vỏn vẹn đúng số ngày qui định. Với anh tôn trọng kỉ luật, tôn trọng cấp trên là đang tôn trọng chính mình.

Hình ảnh Tnú được Nguyễn Trung Thành xây dựng song song bên cạnh hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, kiên cường bất khuất chắc chắn có dụng ý. Bởi Tnú chính là biểu tượng của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng, của rừng xà nu bất diệt. Tác giả đã dựng nên một hình tượng người lính đầy gan dạ, kiên cường. Người chiến sĩ ấy được nuôi dưỡng và lớn lên trong cái nôi cách mạng. Người chiến sĩ mang tên Tnú ấy đã để lại trong lòng người đọc một sự thán phục về tinh thần chiến đấu và tình yêu quê hương đất nước.

Với việc xây dựng hình tượng nhân vật Tnú, Nguyễn Trung Thành đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng và miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Qua nhân vật Tnú, người đọc càng hiểu hơn về tinh thần đấu tranh kiên cường , bất khuất của con người Tây Nguyên những năm kháng chiến chống Mỹ.

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

About adminbvh

Check Also

Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Đề bài: Phân tích 4 câu kết bài thơ Tràng giang của Huy Cận Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *